|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tuần 13 – 17/2: Nhóm đầu tư công nổi sóng

20:05 | 18/02/2023
Chia sẻ
Tuần giao dịch (13 – 17/2) chứng kiến đà tăng của nhiều cổ phiếu ăn theo sóng đầu tư công như nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng.

 Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 13 - 17/2. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 12%. Cổ phiếu ST8 của CTCP Siêu Thanh dẫn đầu Top10 khi tăng giá 21,80%, đóng cửa tuần ở 16.200 đồng/cp. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, ST8 tăng giá 4 trên 5 phiên giao dịch, trong đó có 3 phiên tăng kịch trần. Một đại diện khác của nhóm Dịch vụ là BTT (15,70%) của CTCP Thương mại – Dịch vụ Bến Thành.

Cổ phiếu nhóm xây dựng, bất động sản và vật liệu xây dựng hút tiền với 4 đại diện ở chiều tăng giá là SII (18,41%), OGC (17,75%), LCG (17,73%), KSB (12,97%). Nhóm Năng lượng/dầu khí cũng khởi sắc với hai đại diện là TTE (13,43%) và GSP (12,68%). Ngoài ra, Top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần này  TNC (14,23%) và VDP (12,68%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ABR của CTCP Đầu tư Nhãn hiệu Việt đứng đầu bảng xếp hạng giảm giá khi giảm 20,71%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này, ABR giảm giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch trong tuần.

Nhóm Bất động sản tiếp tục xu hướng tiêu cực khi có nhiều đại diện nằm trong bảng xếp hạng giảm giá như PTL (16,13%), NVL (15,27%), FIR (14,75%), MCG (13,64%), NAV (13,20%), PDR (9,13%). Top10 mã giảm sâu trên HOSE còn có HOT (17,20%), ITD (11,51%) và SCD (11,33%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 13 - 17/2. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, cổ phiếu TTT của CTCP Du lịch – Thương mại Tây Ninh xếp đầu bảng xếp hạng tăng giá với 32,92%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, TTT không có phiên giảm giá và những phiên tăng đều là tăng kịch trần. Một cổ phiếu khác cũng tăng giá hơn 1/3 giá trị là HMR (31,34%) của CTCP Đá Hoàng Mai.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng chia làm hai nhóm chính: những cổ phiếu có tỉ lệ tăng giá từ 20 – 30% như DNM (29,20%), GLT (22,62%) và những cổ phiếu có tỉ lệ tăng giá từ 10 – 20% như BPC (18,18%), V12 (17,80%), PRC (15,48%), VE1 (15,38%), PLC (14,45%) và PIA (14,29%).

Ở chiều giảm giá, nhóm Công nghiệp giảm giá mạnh khi có nhiều đại diện nằm trong top10 giảm sâu. Cụ thể, cổ phiếu VMS của CTCP Phát triển Hàng hải dẫn đầu khi giảm giá 26,26%, theo sau là các cổ phiếu như VKC (25,00%), TJC (20,00%), KVC (12,50%) và TOT (12,00%).

Nhóm Dịch vụ cũng gây chú ý khí có hai đại diện là QST (16,36%), GDW (13,72%), trong khi đó các nhóm Bất động sản và xây dựng, Tài chính và Hàng tiêu dùng giảm giá nhẹ trong tuần với các đại diện như SDG (17,71%), EVS (13,08%), VTJ (12,90%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 13 - 17/2. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, ngoại trừ VNZ, các cổ phiếu trên bảng xếp đều thuộc hai nhóm vốn hoá nhỏ hoặc vừa. Cổ phiếu PND của CTCP Xăng dầu Dầu khí Nam Định dẫn đầu chiều tăng khi thị giá đẩy từ 6.200 đồng/cp lên 8.700 đồng/cp tương ứng mức tăng 40,32%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, PND tăng giá 3 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có 1 phiên tăng kịch trần.

VNZ tuy đã có phiên giảm giá cuối tuần nhưng vẫn đạt tỷ lệ tăng khá cao với 36,5%. Nhiều cổ phiếu khác của nhóm Dịch vụ góp mặt trong bảng xếp hạng như PJS (38,10%), MTV (31,30%) và STH (11,94%). Những cổ phiếu còn lại trong top10 tăng giá là PIS (29,67%), ANT (38,10%), TRS (33,97%), MTG (13,10%).

Ở chiều ngược lại, 5 đại diện trong bảng xếp hạng giảm giá là DAC (46,43%), CT6 (41,38%), LQN (33,33%), DPS (16,67%), PPI (14,29%). Công nghiệp với RCC (39,96%), ILS (32,67%) và Dịch vụ với HEP (38,10%), PWS (27,66%) là hai nhóm cổ phiếu có ghi nhận mức giảm sâu trong tuần.

 

Thu Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.