|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tháng 9: Xuất hiện 4 cổ phiếu tăng bằng lần, nhóm Louis và Apec lao dốc mất nửa giá trị

13:00 | 01/10/2022
Chia sẻ
Top10 tăng/giảm tháng 9 ghi nhận nhiều cổ phiếu đầu cơ giảm giá sâu như TGG, KPF, API, LDP, BII, KLF, L14.


 Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tháng 9. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, mã LEC của CTCP Bất động sản điện lực Miền Trung dẫn đầu bảng xếp hạng với tỉ lệ tăng giá lên tới 67% khi thị giá đẩy từ 8.690 đồng/cp ở tháng trước lên tới 14.550 đồng/cp ở cuối tháng 9.

Quan sát giao dịch trong tháng 9, mã LEC tăng giá 15 trong tổng số 20 phiên giao dịch, số phiên tăng kịch trần là 11 phiên. Đặc biệt, trong hai tuần cuối tháng 9, LEC tăng kịch trần trong tất cả các phiên giao dịch.

Một đại diện khác của nhóm Bất động sản và xây dựng cũng góp mặt trong top10 là FIR (10,98%) của CTCP Địa ốc First Real.

Nhóm Dịch vụ - Tiện ích cũng khởi sắc trong tháng 9 khi có tới hai đại diện nằm trong Top10 mã tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE là CLW (13,67%) của CTCP Cấp nước Chợ Lớn và SVC (8,14%) của CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn.

Ngoài ra, Top10 mã tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE còn có CTF (15,25%), EIB (12,69%), TEG (10,93%), TRA (9,77%), VPD (7,66%) và THI (7,00%).

Ở chiều giảm giá, mã TGG của CTCP Louis Capital giảm giá mạnh nhất khi cổ phiếu này mất giá gần 45% giá trị so với cuối tháng 8. Quan sát giao dịch trong tháng 9, cổ phiếu này giảm giá 16 trên tổng số 20 phiên giao dịch, trong đó có tới 7 phiên giảm sàn. Hai cổ phiếu khác cũng giảm giá hơn 40% trong tháng 9 là KPF (41,5%) và AGM (41,00%).

Các cổ phiếu còn lại giảm giá với tỉ lệ 25 – 40% như AGM, GIL, LHG, HAH, NLG, IDI và GMD.

 Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tháng 9. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HNX, cổ phiếu SDU của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà dẫn đầu bảng xếp hạng với tỉ lệ tăng giá hơn 70%. Các đại diện khác cùng nhóm Bất động sản và xây dựng gồm có CX8 (60,00%), VC1 (20,20%) và L40 (17,92%).

Nhóm Dịch vụ cũng hoạt động sôi nổi trong tháng 9 khi có tới 4 đại diện nằm trong bảng xếp hạng là NBW (65,17%), ADC (31,58%), BST (30,43%) và VCM (20,00%), đặc biệt NBW của CTCP Cấp nước Nhà Bè hoạt động mạnh mẽ nhất khi tỉ lệ tăng giá của cổ phiếu này chỉ kém Top1 5% tỉ lệ.  

Chiều giảm giá mạnh nhất, cổ phiếu API của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu với 69,29%. Quan sát giao dịch trong tháng 9, mã API có thị giá giảm từ 49.500 đồng/cp cuối tháng 8 còn 15.200 đồng/cp khi chốt phiên cuối tháng 9. 20 phiên giao dịch trong tháng, cổ phiếu này giảm giá tới 13 phiên.

Theo sau đó là THS (-50,15%) của CTCP Thanh Hoa – Sông Đà và ART (43,18%) của CTCP Chứng khoán BOS. Các cổ phiếu còn lại trong Top10 có tỉ lệ giảm giá 30 – 40% có các cái tên như LDP, BII, KLF, PCH, DVG, L14 và HDA.

 Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tháng 9. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên thị trường UPCoM, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng giá mạnh trong tháng 9. Cổ phiếu EPC của CT TNHH Một thành viên Cà phê Ea Pốk tăng giá mạnh nhất khi thị giá đẩy từ 8.600 đồng/cp lên tới 36.200 đồng/cp tương đương mức tăng tới 320%. Quan sát giao dịch cho thấy cổ phiếu này tăng kịch trần tất cả các phiên giao dịch trong 2 tuần cuối tháng 9.

Ba cổ phiếu khác ghi nhận mức tăng trên 100% trong tháng 9 gồm có VHH (174,29%) của CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Thành Đạt, CFV (144,05%) của CT TNHH Một thành viên Cà phê Thắng Lợi và THW (126,37%) của CTCP Cấp nước Tân Hòa.

Ngoài ra, nhóm tăng giá mạnh nhất với tỷ lệ tăng 65 – 80% có các cái tên như DWC, FCS, PJS, SPB và SJC. Trong đó FCS và SJC là những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.

Cổ phiếu HNI của CTCP May Hữu Nghị dẫn đầu về tỉ lệ giảm giá trong tháng 9 khi ghi nhận mức giảm 55,83% so với cuối tháng 8. Hai cổ phiếu các cũng ghi nhận mức giảm trên 50% trong tháng này là NAC (51,72%) của CTCP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp và LMC (50,00%) của CTCP Khoáng sản Latca.

Top10 mã giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM trong tháng 9 còn có BDG, GTD, TGP, DPS, PXL, CEN và LMH. Điểm chung của các cổ phiếu này là đều có tỉ lệ giảm giá trong khoảng 30 – 50%.

Thu Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.