|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tổng thống Zimbabwe bất lực nhìn nền kinh tế nước nhà sụp đổ

08:28 | 29/10/2018
Chia sẻ
Chính quyền của tổng thống Emmerson Mnangagwa đã tự in tiền giả của quốc gia mình. Điều này chắc chắn dẫn đến siêu lạm phát và sụp đổ tiền tệ.
tong thong zimbabwe bat luc nhin nen kinh te nuoc nha sup do

Thực tế cho thấy, ông Mnangagwa không có khả năng thay đổi thế cục của đất nước.

Khi Tổng thống Emmerson Mnangagwa tranh cử hồi tháng 7 cho chức Tổng thống Zimbabwe, ông hứa sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thân thiện với doanh nghiệp và khiến nền kinh tế của đất nước trở nên thịnh vượng hơn.

Nhưng thực tế cho thấy, ông Mnangagwa đã thể hiện mình không có khả năng thay đổi thế cục của đất nước.

Chính quyền của ông Mnangagwa đang phải vật lộn để vượt qua nền kinh tế quốc gia đã bị tàn phá trong hơn hai thập niên dưới thời ông Robert Mugabe. Nguyên do là bởi chi tiêu tràn lan, bẫy nợ khổng lồ, tham nhũng vô kể và tàn phá nghiêm trọng ngành nông nghiệp của đất nước.

Kết quả là, Zimbabwe hiện đang thiếu ngoại tệ để mua xăng dầu và hàng hóa thông thường để bán trong siêu thị. Trong vài tuần qua, nhiều cửa hàng tại đây đã đóng cửa, những dãy xe ô tô phải xếp hàng dài hàng dặm để đổ xăng.

Các ngân hàng không có đồng USD, đồng Rand của Nam Phi hay đồng Pula của Botswana và do đó không thể cung cấp cho các cửa hàng hoặc khách hàng tiền mặt để kinh doanh như bình thường.

Trái phiếu của Zimbabwe tại nước này được chính thức giao dịch 1 đổi 1 với đồng USD, và được giao dịch tới 10 đổi 1 tại thị trường chợ đen Harare.

Đáng nói, chính quyền mới đã tự in tiền giả của quốc gia mình. Điều này chắc chắn dẫn đến siêu lạm phát và sụp đổ tiền tệ, tờ Quartz nhận định.

Trong trường hợp này, Trung Quốc vẫn có thể giúp ông Mnangagwa nhưng với điều kiện đổi lấy khoáng sản quý giá và thuốc lá Virginia trong nhiều năm với giá chiết khấu.

Theo tờ Quartz, điểm yếu của nền kinh tế Zimbabwe là không bền vững. Chính phủ trong những căng thẳng như vậy sẽ cầu cứu Quỹ tiền tệ quốc tế cho một gói cứu trợ, như Pakistan vừa mới thực hiện. Tuy nhiên, Zimbabwe đã nợ rất nhiều từ các tổ chức cho vay quốc tế và có rất ít tổ chức muốn giúp nước này thêm.

Hơn nữa, Chính phủ Zimbabwe cũng đang ôm một khoản thấu chi khổng lồ. Bây giờ, nước này đang cố gắng áp thuế 2% cho các giao dịch tài chính điện tử nội bộ. Điều này càng làm rõ hơn sự tuyệt vọng từ Chính phủ. Nếu được triển khai, doanh thu có thể mang lại gấp đôi doanh thu như được tính từ VAT hàng năm. Nhưng điều đó đã thúc đẩy thương mại ngầm. Nó cũng làm người tiêu dùng ái ngại về nền tài chính trong tay các nhà cầm quyền hiện tại.

Theo một số nguồn tin, để phục hồi nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe cần phải thừa nhận những giao dịch tham nhũng và lấy lại những khoản tiền khổng lồ đã được tuồn ra khỏi đất nước vì rửa tiền.

Hành động theo hướng đó sẽ giúp bắt đầu khôi phục lòng tin, một bước tiến tới nền kinh tế thịnh vượng.

Nhà đầu tư cũng có thể quay trở lại nếu tiền tệ trở nên khá hơn. Nhưng điều đó chỉ xảy ra sau khi sa thải của các bộ trưởng, bãi bỏ dịch vụ dân sự, cắt giảm quân sự, và nhiều hành động khác cho thấy ông Mnangagwa và Bộ trưởng Tài chính của ông đã nghiêm túc trong việc giảm nợ nần.

Việc cắt giảm một số thỏa thuận với IMF cũng sẽ cần thiết, nhưng điều đó có thể có nghĩa là giao cho các cố vấn nước ngoài kiểm soát kho bạc.

Hồng Vân/Theo Quartz