|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh hỗ trợ cho ngành thủy sản Mỹ

07:28 | 10/05/2020
Chia sẻ
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành một sắc lệnh mới, bao gồm gói hỗ trợ trị giá 300 triệu USD, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã công bố gói hỗ trợ 300 triệu USD cho ngành thủy sản tại các tiểu bang theo Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế Coronavirus (CARES).

Các tiểu bang Alaska và Washington sẽ nhận được 50 triệu USD, Massachusetts nhận được hơn 28 triệu USD, Florida nhận được 23,6 triệu USD và Maine sẽ nhận 20,3 triệu USD.

Số tiền phân bổ cho bang California, Oregon, Louisiana và New Jersey lần lượt là 18,4 triệu USD, 16 triệu USD, 14,8 triệu USD và 11,4 triệu USD.

Bang Texas, New York, Bắc California sẽ nhận được lần lượt 9,2 triệu USD, 6,8 triệu USD, 5,5 triệu USD và các khu vực liên bang ở Bờ Tây nước Mỹ sẽ nhận được 5,1 triệu USD.

Virginia, Hawaii, Maryland, Pennsylvania, Alabama, Rhode Island, New Hampshire, American Samoa, Georgia, Connecticut, Mississippi, South Carolina, Delwar, Puerto Rico, US Virgin Island, Guam, quần đảo Bắc Mariana và các khu vực ở Alaska sẽ nhận được số tiền từ 1 - 4,5 triệu USD.

"Chúng tôi rất vui khi thấy Cơ quan Quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) giải ngân các khoản tiền này và điều quan trọng là hỗ trợ cho tất cả các phần trong chuỗi giá trị, gồm cả nhà chế biến và nhà phân phối", ông Gavin Gibbons, Phó Chủ tịch Truyền thông của Viện Thủy sản Quốc gia trả lời SeafoodSource

"300 triệu USD là một phần trong gói kích thích ban đầu, chúng tôi rất mong đợi những tác động tích cực đến chuỗi cung ứng thực phẩm. 

300 triệu USD có thể sẽ không bù đắp được khoản lỗ cả nghìn tỉ USD, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng khi bắt đầu có sự hỗ trợ cho ngành thủy sản", ông Gavin Gibbons nói.

Sắc lệnh thúc đẩy nuôi trồng thủy sản trong nước

Sắc lệnh có một số khuyến nghị cũng như nhiệm vụ mới cho Hội đồng quản lí nghề cá quốc gia. 

Một trong số đó là bản chỉnh sửa Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản quốc gia, xác định các khu vực có cơ hội nuôi trồng thủy sản, qui tắc mới về Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát (IUU) và thành lập một nhóm chuyên gia nhằm đưa ra chiến lược thương mại thủy sản để cải thiện tiếp cận thị trường nước ngoài.

"Nước Mỹ cần một ngành công nghiệp thủy sản năng động và cạnh tranh để tạo ra và duy trì việc làm, cung cấp thực phẩm an toàn và lành mạnh cho người dân Mỹ và đóng góp cho nền kinh tế", theo sắc lệnh. 

Mặc dù nước Mỹ có nguồn lợi thủy sản dồi dào nhưng 85% tiêu thụ thủy sản là qua nhập khẩu. 

Đồng thời, việc vi phạm qui tắc IUU làm suy yếu tính bền vững của nguồn thủy sản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hệ sinh thái nói chung và cạnh tranh không lành mạnh với các ngành thủy sản tuân thủ luật pháp trên thế giới.

Nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng quản lí nghề cá của Mỹ là trong vòng 180 ngày tạo ra một danh sách các hành động được khuyến nghị để giảm gánh nặng và tăng sản lượng trong một ngành thủy sản bền vững, có thể gồm các thay đổi về qui định, đơn đặt hàng, tài liệu hướng dẫn hoặc các việc làm tương tự. 

Danh sách các khuyến nghị sẽ được đệ trình lên Bộ trưởng Thương mại. Sau đó Chủ tịch Chính sách Kinh tế, Chủ tịch Chính sách đối nội và Chủ tịch Hội đồng Chất lượng Môi trường sẽ đánh giá các khuyến nghị và đưa ra các hành động cần thiết để đáp ứng các khuyến nghị.

Bộ trưởng Thương mại sẽ có trách nhiệm nắm bắt qui trình thực hiện Hiệp định Các quốc gia có cảng của FAO, gồm khuyến khích các quan hệ đối tác công-tư để thúc đẩy liên ngành, liên chính phủ và hợp tác quốc tế, nhằm cải thiện nhận thức về hàng hải toàn cầu, hợp tác liên quan đến các hoạt động trung chuyển trên biển và hiệu quả của việc thực thi pháp luật thủy sản.

Nhiệm vụ cũng bao gồm đào tạo và hỗ trợ nhằm tăng cường quản lí nghề cá bền vững và tuân thủ pháp luật để chống lại IUU.

Nuôi trồng thủy sản cũng có những thay đổi mới đáng kể với 4 phần gồm: loại bỏ các rào cản, cải thiện tính minh bạch của cơ quan quản lí nuôi trồng thủy sản, thiết lập các khu vực có khả năng nuôi trồng thủy sản và đề xuất bản Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản quốc gia.

Quốc hội yêu cầu tài trợ thêm

Quốc hội và Hiệp hội nghề cá đã kêu gọi giải ngân 300 triệu USD kể từ có quyết định hỗ trợ vào ngày 25/3, hơn một tháng trước. Một số người đã bày tỏ sự thất vọng vì thời gian giữa thông báo ban đầu và phân bổ quá lâu.

Hàng ngàn ngư dân quanh khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương buộc phải đóng cửa nhà hàng, ngừng hoạt động đánh bắt và dừng hoạt động du lịch do COVID-19, do đó không có doanh thu. 

Một số thành viên của Quốc hội cũng yêu cầu tài trợ thêm ngoài 300 triệu USD, cho rằng số tiền đó gần như không đủ để bù đắp thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành thủy sản do đại dịch. 

Hơn 200 ngư dân, các doanh nghiệp thủy sản cùng những người đồng quan điểm cũng gửi thư kiến nghị vào ngày 4/5 tới chính quyền Trump và các nhà lãnh đạo Quốc hội nhằm kêu sự giúp đỡ đối với ngành công nghiệp đang gặp khó khăn.

Linh Giang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.