|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tồn kho vẫn cao ở mức kỉ lục đe dọa sự phục hồi của giá dầu thô

11:14 | 13/07/2020
Chia sẻ
Nguồn cung dư thừa khiến thị trường tràn ngập số lượng dầu không cần thiết khi mà nhu cầu vẫn ở thấp hơn mức trước đại dịch

Tồn kho dầu thô vẫn ở mức cao

Trang Market Inside đưa tin theo báo cáo hàng tháng của IEA vào ngày thứ Sáu (10/7), giai đoạn nhu cầu dầu tụt dốc thảm hại nhất đã qua trong nửa đầu năm 2020.

Nhu cầu dầu toàn cầu giảm 10,75 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2020 và dự kiến mức giảm chỉ còn 5,1 triệu thùng/ngày trong sáu tháng cuối năm. 

IEA cho hay, thị trường dầu đang dần phục hồi kể từ “tháng 4 đen tối” khi mà giá dầu lần đầu tiên trong lịch sử lao xuống mức âm. 

Tuy nhiên sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở một số khu vực, bao gồm cả Bắc và Mỹ Latin khiến chính phủ các nước này một lần nữa áp dụng lệnh phong toả, cản trở sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu.

IEA đã đưa ra cảnh báo rằng sự tái bùng phát của dịch COVID-19 là tín hiệu xấu cho sư phục hồi ngành dầu mỏ: "Tại một số quốc gia, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh là lời cảnh báo rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát và nền kinh tế vẫn sẽ còn suy thoái."

Giá dầu Brent giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào tháng 4, mức thấp kỉ lục trong vòng 18 năm, nhưng sau đó đã trở lại với mức giá trên 41 USD/thùng do các quốc gia sản xuất dầu lớn đã chung tay giảm sản lượng.

Bên cạnh đó tồn kho dầu thô lớn cũng khiến nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi liệu sự phục hồi của giá dầu có bền vững hay không. 

Theo Market Inside, nguồn cung dư thừa khiến thị trường tràn ngập số lượng dầu không cần thiết khi mà nhu cầu vẫn ở thấp hơn mức trước đại dịch. 

IEA cho hay sản lượng dầu thô toàn cầu giảm mạnh còn 13,7 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức sản lượng hồi tháng 4 nhờ những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước đồng minh. 

Tỉ lệ tuân thủ thoả thuận cắt giảm của OPEC+ là 108%, trong đó Arab Saudi tình nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày.

Điều này khiến cho sản lượng của OPEC ở mức thấp nhất trong ba thập kỉ.

Trong 6 tháng cuối năm 2020, IEA dự kiến nguồn cung sẽ tăng, sản lượng của Mỹ phục hồi trở lại từ mức đáy và các nước OPEC + nới lỏng thỏa thuận cắt giảm, khoảng 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 8.

Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng tồn kho dầu thô vẫn ở mức cao, với mức kỉ lục là 541 triệu thùng trong giữa tháng 6 thì thị trường cung dư vẫn còn tiếp diễn.

Các chuyên gia dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng ở nhiều bang. 

Tuy nhiên số liệu tiêu thụ mới nhất cho thấy một kết quả ngược lại.

Theo Financial Times, các thị trường chính như Texas đã công bố dữ liệu tiêu thụ giảm trở lại, khoảng 20% so với tuần trước do sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19, gây ra sự gián đoạn trong quá trình phục hồi nhu cầu tiêu thụ. 

Giá dầu thô vì thế có xu hướng giảm, có nguy cơ tạo thành cú sốc mới cho thị trường hàng hoá. 

Sản lượng dầu đá phiến cũng tăng trở lại, khoảng 300 nghìn thùng /ngày từ mức thấp trong tháng 5.

Sản lượng tăng và tiêu thụ giảm chắc chắn sẽ là thử thách cho sự phục hồi của giá dầu. 

Thậm chí các công ty lớn cũng đang định giá lại giá trị tài sản dài hạn của họ. 

Mức giá 75 - 90 USD/thùng sẽ mất nhiều năm nữa mới đạt được

Giá trị tài sản của các công ty khai thác dầu khí như BP, Shell, Chevron giảm khi đặt vào những giả định về giá dầu dài hạn. 

Trước thời điểm dịch bệnh xảy ra, nhiều công ty lạc quan rằng giá dầu có thể đạt 75 - 90 USD/thùng. 

Tuy nhiên, với tình hình hiện tại giá này khó có thể xảy ra trong vài năm tới. Với mức giá khoảng 40 USD/thùng như hiện nay, sẽ có rất nhiều mỏ dầu không được khai thác vì giá quá rẻ.

Hiện tại phần lớn sự phục hồi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới, điều có thể khiến cho lệnh phong tỏa tiếp tục kéo dài. 

Nguồn cung dư vẫn còn rất lớn trên khắp nước Mỹ, và với nhu cầu phục hồi một cách chậm chạp thì việc tăng giá dầu tiếp tục bị hạn chế trong thời gian tới.

H.Mĩ

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...