Các thị trường chính bắt đầu rơi vào tình trạng thiếu hụt dầu thô
Tháng trước, OPEC và OPEC+ đã quyết định gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng đến hết tháng 7 trong nỗ lực tái cân bằng các thị trường dư cung do nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Việc gia hạn thoả thuận được cho là sẽ cắt giảm khoảng 10% sản lượng dầu thô thị trường với mức cắt giảm trong tháng 7 là 9,6 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên hiện tại thị trường bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu hụt các loại dầu thô quan trọng.
Nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường đang thiếu hụt dầu Urals và dầu Arab Light do các nước xuất khẩu dầu tiếp tục mạnh tay cắt giảm sản lượng trong khi nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ dầu chính như Trung Quốc và Bắc Á đang dần hồi phục.
Sự thiếu hụt này dẫn đến giá dầu tăng giá.
Giá các loại dầu thô chua khác (dầu có hàm lượng lưu huỳnh tương đối cao 0,5%) cũng tăng trong khi nhu cầu dầu toàn cầu vẫn thấp hơn 10% mức bình thường.
Thông thường, dầu thô chua vừa mà Arab Saudi và các đồng minh OPEC bơm thường rẻ hơn nhiều so với dầu thô ngọt nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Tuy nhiên OPEC vốn chỉ bơm dầu thô chua vừa đã cắt giảm đáng kể sản lượng xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Hơn nữa hai quốc gia cũng chuyên khai thác dầu thô chua vừa và nặng là Iran và Venezuela cũng đều phải cắt giảm sản lượng do lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như thiếu vốn đầu tư.
Do đó công ty dầu mỏ Aramco có thể tăng giá dầu mà họ bán cho các nhà máy lọc dầu trong ba tháng liên tiếp.
Lần đầu tiên Aramco bán dầu Arab Heavy với mức giá bằng với giá dầu Arab Light. Điều này cho thấy nhu cầu đối với các loại dầu chua vừa và nặng tăng lên đáng kể.
Cắt giảm sản lượng đang đạt được hiệu quả
Dữ liệu từ sàn giao dịch CME cho thấy thị trường dầu mỏ trong tương lai nói chung có những tín hiệu phục hồi tích cực.
Tháng 5, các nước sản xuất dầu mỏ rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi các hợp đồng tương lai giao hàng vào tháng 6 chỉ bằng một nửa giá trị của hợp đồng tương lai tháng 1/2021.
Tình hình trở nên tươi sáng hơn khi giá dầu trong hợp đồng kì hạn giao tháng 8 ở mức 40,9 USD/thùng so với mức 41,54 USD/thùng trong hợp đồng tương lai tháng 1/2020.
Các dữ liệu này là dấu hiệu tích cực cho thấy các nước thành viên OPEC+ phần lớn đã tuân thủ các cam kết cắt giảm sản lượng.
Tháng trước, Arab Saudi và Nga đã cảnh cáo các các nước thành viên cần tuân thủ chặt chẽ hơn nữa thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khi tỷ lệ tuân thủ của tháng 5 chỉ đạt 74%.
Trong đó, Iran chỉ cắt giảm khoảng 38% sản lượng đã hứa hẹn trước đó trong khi Nigeria thậm chí chỉ cắt giảm khoảng 19%.
Vì thế việc Mỹ cắt giảm sản lượng dầu thô khổng lồ là điều dễ hiểu.
Tháng 5, Reuters cho biết các nhà sản xuất dầu ở Bắc Mỹ đã cắt giảm 1,7 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 6.
Bộ trưởng năng lượng Mỹ Dan Brouillette ước tính sản lượng dầu thô tại Mỹ sẽ giảm 2 đến 3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Các xu hướng của giá dầu hiện tại cho thấy việc cắt giảm sản lượng đã đem lại hiệu quả trong việc tái cân bằng thị trường.