|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tồn kho lên đến gần 100 nghìn tấn tinh quặng đồng từ năm 2016, Núi Pháo đề nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu

14:52 | 23/09/2019
Chia sẻ
Ngày 29/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã gởi văn bản số 6393/BCT-CN đến Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường cho ý kiến bằng văn bản đối với đề xuất cho phép xuất khẩu tinh quặng đồng tồn kho của mỏ vonfram đa kim Núi Pháo, Tỉnh Thái Nguyên.

Trước đó, ngày 16/8, Bộ Công Thương đã gửi văn bản số 6042/BCT-CT báo cáo Thủ Tướng Chính phủ về việc xem xét đề nghị xuất khẩu tinh quặng đồng tồn kho của mỏ vonfram đa kim Núi Pháo theo đề nghị của UBNN tỉnh Thái Nguyên vào ngày 8/8.

Theo văn bản đính kèm của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ này cho biết đã nhận được văn bản từ UBND Tỉnh Thái Nguyên ngày 31/5 và văn bản của Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoán sản Núi Pháo (công ty Núi Pháo) ngày 11/7 đề nghị xuất khẩu tinh quặng đồng tồn kho của mỏ vonfram đa kim Núi Pháo.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, dự án đầu tư khai thác mỏ vonfram đa kim Núi Pháo được cấp phép năm 2010 với trữ lượng 83,22 triệu tấn quặng vonfram và khoán sản đi kèm công suất 3,5 triệu tấn quặng/năm với vốn đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng (chưa bao gồm Dự án Tinh luyện vonfram), dự án đi vào hoạt động từ tháng 8/2013, sản phẩm của dự án là Ôxit wonfram, tinh quặng đồng, Fluorspar cấp axid và Bismusth xi măng.

Năm 2014, Công ty Núi Pháo liên doanh với Công ty H.C Starck GmbH (Đức) đầu tư nhà máy chế biến sâu với tổng mức đầu tư 769 tỉ đồng; năm 2018, Núi Pháo đã mua lại toàn bộ 49% vốn góp của H.C Starck GmbH để sở hữu 100% vốn trong nước, nhà máy chế biến sâu wonfram công suất 9,345 tấn/năm, sản phẩm là APT, BTO và YTO.

2808_mrmasan14316831298661447864975138

Theo Công ty Núi Pháo, sản phẩm qua tuyển bao gồm các chất khác nhau, đặc biệt là lượng lưu huỳnh cao nên vấn đề xử lí khí SO2 trong quá trình luyện đồng phức tạp, tốn chi phí lớn (nguồn: Núi Pháo)

Theo báo cáo của Công ty Núi Pháo, quá trình khai thác và tuyển quặng wonfram đa kim thu được từ 35.000 – 40.000 tấn tinh quặng đồng/năm. Tuy nhiên, do đặc thù tinh quặng đồng của mỏ Núi Pháo, sản phẩm qua tuyển bao gồm các chất khác nhau.

Cụ thể, trong đó bao gồm Đồng (Cu) thấp nhất, từ 21-26%; Sắt (Fe) từ 33-35%; Lưu huỳnh (S) từ 32-35%; đặc biệt là lượng lưu huỳnh cao nên vấn đề xử lí khí SO2 trong quá trình luyện đồng phức tạp, tốn chi phí lớn.

Theo thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương qui định về xuất khẩu khoáng sản, tinh quặng đồng có hàm lượng Cu lớn hơn hoặc bằng 20% của Công ty Núi Pháo được phép xuất khẩu đến hết năm 2015. Từ năm 2016 đến nay không được xuất khẩu.

"Công ty Núi Pháo đã tích cực tìm kiếm khách hàng trong nước để đàm phán với nhiều doanh nghiệp có nhà máy luyện đồng như Tổng công ty Khoáng sản (TKV), Công ty thương mại Hoá chất An Phú, Công ty CP Tứ Đỉnh,..để tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu hoặc công nghệ  luyện đồng không phù hợp với quặng có lưu huỳnh cao nên không có nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, Công ty Núi Pháo hiện đang tồn khi tinh quặng đồng với khối lượng lớn, chiếm nhiều diện tích khi chứa làm ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Công ty hiện đang nghiên cứu triển khai Dự án Nhà máy luyện đồng với công suất 10.000 tấn/năm để sử dụng tinh quặng đồng nêu trên tuy nhiên do tính chất kĩ thuật phức tạp và vốn đầu tư lớn nên dự kiến đến hết 2022 nhà máy luyện đồng mới có thể đi vào hoạt động.

Để tháo gỡ khó khăn trước mắt, Công ty Núi Pháo đề nghị được xuất khẩu tinh quặng tồn kho", báo cáo về hoạt động của Công ty Núi Pháo cho hay.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tồn kho thực tế của Núi Pháo và xác nhận khối lượng tồn kho của Công ty tại thời điểm 31/7 là 94.539 tấn tinh quặng đồng với hàm lượng đồng lớn hơn 20%.

Ngày 8/8, UBND tỉnh Thái Nguyên ra văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, giải quyết cho Núi Pháo được xuất khẩu số tồn kho nói trên.

Đồng thời UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu Công ty Núi Pháo khẩn trương triển khai dự án Nhà máy luyện đồng để sớm đi vào hoạt động; xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai cụ thể và có cam kết về tiến độ triển khai với chính quyền.

Về việc này, Bộ Công Thương cho biết để giúp Công ty Núi Pháo thu hồi vốn đầu tư, tạo việc là và thu nhập cho người lao động, có vốn để đầu tư Nhà máy luyện đồng theo đúng tiến độ cam kết, Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Núi Pháo xuất khẩu lượng tồn kho theo số liệu của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ kiểm tra kĩ, xác minh khối lượng tồn kho thực tế để giải quyết xuất khẩu sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Trung

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.