|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tòa án hàng đầu của WTO về tranh chấp thương mại sẽ mất hiệu lực vào ngày 10/12

21:10 | 29/11/2019
Chia sẻ
Tòa án hàng đầu về tranh chấp thương mại tại WTO lần đầu tiên được tuyên bố là không còn tồn tại, sau khi Ấn Độ và 116 quốc gia khác không thuyết phục được Mỹ thay đổi lập trường của mình về bổ nhiệm các thẩm phán mới. Một cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) mới diễn ra trong tuần 22/11 là cơ hội cuối cùng để các quốc gia phá vỡ bế tắc kéo dài hơn hai năm nhưng không đạt được thỏa thuận.

Theo đó, tòa án hàng đầu về tranh chấp thương mại tại WTO sẽ không còn hiệu lực vào ngày 10/12. Vì vậy, số phận của nhiều tranh chấp thương mại quan trọng mà các nước trong đó có Ấn Độ đang đấu tranh, bao gồm cả phán quyết bãi bỏ hầu hết các chương trình xúc tiến xuất khẩu, sẽ bị treo lại. 

Hầu hết các quốc gia khác đã yêu cầu Mỹ thay đổi lập trường. Ngay cả sau cuộc họp ngày 22/11, New Delhi cùng với các nền kinh tế chủ chốt của WTO vẫn tiếp tục thuyết phục Mỹ về vấn đề này, nhưng có rất ít thành công.

Tòa án hàng đầu của WTO về tranh chấp thương mại sẽ mất hiệu lực vào ngày 10/12 - Ảnh 1.

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), bao gồm tất cả 163 thành viên của WTO, bầu ra Cơ quan phúc thẩm gồm 7 thành viên, có chức năng là cơ quan xét xử cao nhất của WTO để giải quyết tranh chấp thương mại. 

Mỗi thẩm phán của Cơ quan phúc thẩm phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm, với khả năng được gia hạn một lần. 

Vào ngày 10/12 tới, hai trong số ba thành viên Cơ quan phúc thẩm hiện tại sẽ hết nhiệm kỳ. Việc thiếu các thẩm phán của Cơ quan phúc thẩm đã trở thành một mối quan tâm nghiêm trọng vì đây là cơ quan chính được giao nhiệm vụ trọng tài giữa các quốc gia về tranh chấp thương mại. 

Cho đến nay, các vụ kiện phải mất hơn một năm để được xét xử. Giải quyết tranh chấp được WTO coi là trụ cột chính của hệ thống thương mại đa phương, và là đóng góp duy nhất của tổ chức này đối với sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngày càng chống lại sự kiểm soát của WTO đối với thương mại toàn cầu, sau khi cơ quan này khiển trách Washington về các biện pháp thuế quan đơn phương đối với các đối tác thương mại, bao gồm cả Trung Quốc. 

Mỹ đã lập luận rằng các thẩm phán của cơ quan phúc thẩm được trả lương quá cao nên Mỹ cũng đe dọa sẽ ngăn chặn việc cấp ngân sách hai năm một lần và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan này bắt đầu từ ngày 01/01 năm sau, sau khi Trung Quốc bảo đảm WTO áp đặt 3,6 tỷ USD trong lệnh trừng phạt chống lại Mỹ. 

Điều này đã làm náo loạn ban thư ký WTO có trụ sở tại Geneva, nơi phụ thuộc vào Mỹ với tư cách là nước đóng góp lớn nhất cho ngân sách hàng năm. 

Báo cáo truyền thông quốc tế cho thấy Mỹ đã quyết định hỗ trợ ngân sách 198 triệu USD cho năm 2020 với điều kiện các thẩm phán được trả ít hơn, điều này sẽ không khuyến khích kéo dài phiên tòa xét xử các vụ án.

Việt Dũng