|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức trong nước kết thúc cuối năm Âm lịch bằng tuần mua ròng hơn 740 tỷ đồng, tâm điểm FPT, HPG, CTG

18:28 | 25/01/2023
Chia sẻ
Khối ngoại trở lại mua ròng trong tuần giao dịch cuối cùng của năm Âm lịch giúp cho xu hướng ổn định kéo theo vận động luân chuyển ngành rõ ràng hơn. Giao dịch cùng chiều với NĐT ngoại, tổ chức trong nước mua ròng 742 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 555 tỷ đồng.

Sau một tuần giao dịch giằng co, VN-Index giao dịch khởi sắc trong tuần 16 - 19/1. Dòng tiền đầu cơ dường như chưa muốn nghỉ lễ, thay vào đó trở lại và giúp thị trường bứt phá khỏi các ngưỡng kỹ thuật quan trọng. VN-Index có phiên tăng thứ 7 liên tục và chỉ số này đang ở mức cao nhất trong vòng gần 4 tháng qua. 

Tính riêng trong tuần cuối năm Âm lịch, chỉ số với 5/5 phiên tăng điểm, có thêm 49,91 điểm tương đương 4,52% đóng cửa tại 1.108,08 điểm. Thị trường ghi nhận toàn bộ nhóm ngành tăng điểm và số cổ phiếu tăng áp đảo.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 10.766 tỷ đồng, tăng 12% so với tuần trước đó, nhưng giảm 6% so với trung bình 5 tuần và 12% so với trung bình 20 tuần gần đây.

Khối ngoại trở lại mua ròng trong tuần qua giúp cho xu hướng ổn định kéo theo vận động luân chuyển ngành rõ ràng hơn. Giao dịch cùng chiều với NĐT ngoại, tổ chức trong nước mua ròng 742 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 555 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì mua ròng của các tổ chức trong nước chiếm ưu thế khi diễn ra ở 11/18 nhóm ngành.

Trong đó cổ phiếu ngân hàng tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền của các tổ chức nội với quy mô đạt 309 tỷ đồng. Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm tài nguyên cơ bản với 112 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân của tổ chức nội cũng được chứng kiến ở các ngành công nghệ thông tin, bất động sản, xây dựng & vật liệu, thực phẩm & đồ uống, … với giá trị thấp hơn dưới trăm tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, NĐT tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính với 47 tỷ đồng, quy mô gấp gần 2,3 lần so với tuần trước đó.

Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán có tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng lên 14,8% toàn thị trường, chỉ số giá tăng 8,39%. Các cổ phiếu tăng mạnh trong tuần gồm PHS, VIG, VND, APS, FTS, VCI, SBS, SHS,TCI, trong nhóm này toàn bộ các mã tăng trên 10%, PHS dẫn đầu với tỷ lệ 35,1%.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm chứng khoán tiếp tục tăng trong tuần, chỉ số giá tăng cho thấy cầu chủ động tăng. Chỉ số dòng tiền của nhóm chứng khoán tiến sát mức cao nhất trong vòng 1 năm cùng với giá tăng cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường chung rất nhiều.

Các nhóm ngành còn lại đều bị rút ròng dưới 45 tỷ đồng, lần lượt là hàng cá nhân & gia dụng (42 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (29 tỷ đồng), hóa chất (20 tỷ đồng), y tế (3 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (1 tỷ đồng), ô tô & phụ tùng (1 tỷ đồng), …

Cổ phiếu nào được mua/bán ròng mạnh nhất?

Giao dịch lớn của tổ chức trong nước tuần chủ yếu tập trung ở loạt bluechips trong rổ VN30. Tại chiều mua, cổ phiếu FPT dẫn đầu với giá trị gom ròng lớn nhất lên tới 76 tỷ đồng.

Theo báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 của Agriseco, kết quả kinh doanh 2023 của FPT dự kiến duy trì đà tăng hai chữ số trước các thách thức nhu cầu toàn cầu giảm. Mặc dù, năm 2022 FPT phải đối diện nhiều thách thức từ nhu cầu suy yếu từ cả thị trường trong nước và thị trường đối tác nhưng kết quả kinh doanh trong 11 tháng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ mẹ tăng 29% so với cùng kỳ.

Dự kiến năm 2023, tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại khi kinh tế toàn cầu suy yếu nhưng vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số chủ yếu nhờ mảng công nghệ nước ngoài với thị trường Nhật Bản kỳ vọng phục hồi mạnh.

Cùng chiều, một số đại diện khác của các nhà băng nằm trong danh mục giải ngân như HPG (68,6 tỷ đồng), CTG (66,7 tỷ đồng), TCB (66,1 tỷ đồng) và VNM (44,2 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu REE chịu áp lực rút vốn mạnh nhất với giá trị ròng 60 tỷ đồng. Giao dịch của tổ chức nội đối ứng với lực cầu của các NĐT cá nhân trong nước.

Cùng chiều, cổ phiếu PNJ nằm trong danh mục bán ròng với quy mô 43,2 tỷ đồng. Theo dõi giao dịch của tổ chức trong nước, dòng tiền tiếp tục rút khỏi các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSB (29,5 tỷ đồng), MSN (28,3 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUEVFVND bị rút ròng 33,6 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Linh Chi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.