|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức nội mua ròng khớp lệnh hơn 350 tỷ đồng khi VN-Index lấy lại mốc 1.050 điểm, tập trung nhóm ngân hàng

20:30 | 09/01/2023
Chia sẻ
Trong tuần qua, tổ chức trong nước mua ròng 81 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 353 tỷ đồng.

VN-Index đóng cửa tuần đầu tiên của năm 2023 với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm, có thêm 44,35 điểm tương đương 4,4% đóng cửa tại 1.051,44 điểm. Giao dịch tích cực giúp 15/19 ngành tăng điểm và 65% số cổ phiếu tăng giá.

Khối ngoại bền bỉ mua ròng và tâm lý bị nén tuần kết thúc năm giao dịch đã giúp VN-Index bật tăng mạnh mẽ phiên đầu tiên năm 2023. Xu thế giằng co đi lên duy trì dù vậy áp lực chốt lãi quay trở lại khi chỉ số bước vào vùng tích lũy trước khi giảm điểm trên 1.050 điểm.

Một số ngành có mức tăng trên 5% gồm có dầu khí, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính và ngân hàng trong khi những ngành tăng tuần trước như hàng cá nhân và dịch vụ, du lịch & giải trí và y tế lại giảm điểm.

Áp lực chốt lãi quay lại và dòng tiền có sự cải thiện với giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 10.222 tỷ đồng, tăng 11,45% so với tuần trước đó, giảm 33,1% so với trung bình 5 tuần gần đây. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm ngân hàng, điện nước xăng dầu khí đốt, xây dựng & vật liệu, trong khi giảm ở nhóm bất động sản, chứng khoán, bán lẻ.

Trong tuần VN-Index lấy lại mốc 1.050 điểm, tổ chức trong nước mua ròng 81 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 353 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Nhóm ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền tổ chức nội

Với lực cầu có phần nhỉnh hơn, tổ chức trong nước vừa có tuần mua ròng tích cực ở 11/18 nhóm ngành, trong đó cổ phiếu ngân hàng thu hút mạnh mẽ nhất dòng tiền của các tổ chức nội với giá trị mua ròng đạt gần 412 tỷ đồng.

Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm dầu khí với giá trị vào ròng hơn 64 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tổ chức nội còn chảy vào các ngành tài nguyên cơ bản (58 tỷ đồng), công nghệ thông tin (44 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (40 tỷ đồng), …

Nối tiếp, hoạt động giải ngân dưới 10 tỷ đồng cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu như bảo hiểm, dịch vụ tài chính, ô tô & phụ tùng, truyền thông.

Ở chiều bán ra, cổ phiếu ngành bất động sản chịu áp lực rút ròng mạnh nhất với gần 113 tỷ đồng. Là nhóm bị rút tiền mạnh nhất trong tuần trước đó, quy mô bán ròng tại nhóm địa ốc tăng 145% trong tuần này. Có thể thấy, dòng vốn nội chưa ngừng bán ròng cổ phiếu bất động sản giữa bối cảnh một số cổ phiếu nhóm này có nhịp hồi phục trong ngắn hạn.

Tương tự, cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng & dịch vụ công nghiệp cũng nằm trong Top bán ròng với giá trị hơn 92 tỷ đồng.

Cùng chiều, lực xả nhẹ hơn cũng được chứng kiến ở các nhóm thực phẩm & đồ uống, hóa chất, du lịch & giải trí, điện, nước & xăng dầu khí đốt, …

Tuần qua, cổ phiếu ngành điện nước xăng dầu khí đốt có tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng lên 2,68% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành tăng 2,59%.

Nhóm cổ phiếu giao dịch mạnh gồm POW, NT2, TMD,GEG, GAS, QTP, trong đó POW tăng mạnh nhất 10,33% trong tuần, QTP tăng 7,53%.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Cổ phiếu nào được mua/bán ròng mạnh nhất?

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu VPB của VPBank với giá trị 145,6 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được khối này rót vốn trên trăm tỷ đồng trong tuần vừa qua.

Dòng tiền từ các tổ chức nội còn tìm đến loạt mã ngân hàng như BID (52 tỷ đồng), MBB (48,4 tỷ đồng), CTG (36 tỷ đồng).

Đại diện còn lại trong top 5 mua ròng là FPT với quy mô 44,2 tỷ đồng. Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán MB, nhu cầu về công nghệ thông tin vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng mạnh khi các doanh nghiệp đẩy mạnh các sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số để đối phó với tình trạng kinh tế bất ổn. Chi tiêu cho công nghệ thông tin dự đoán sẽ tăng 5,1% vào 2023.

Triển vọng từ ngành công nghiệp giáo dục trong nước khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, tạo nên nhu cầu lớn đối với các đơn vị giáo dục tư nhân chất lượng cao.

Trở lại chiều bán ròng, danh mục bán ròng của tổ chức nội có sự góp mặt của chứng chỉ quỹ (70,3 tỷ đồng). Dòng tiền của khối này cũng rút khỏi MSN với giá trị 66,4 tỷ đồng.

Tương tự, tổ chức trong nước cũng bán ròng các cổ phiếu thuộc nhóm cảng biển, dầu khí, bất động sản, điển hình như GMD (38 tỷ đồng), PVT (35,7 tỷ đồng) và NLG (30,3 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Linh Chi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.