|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tín hiệu phục hồi xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc

17:22 | 04/04/2024
Chia sẻ
Số liệu hai tháng đầu năm 2024 cho thấy nhu cầu tôm ở Mỹ và Trung Quốc & Hong Kong tăng so với cùng kỳ năm trước

 

Dữ liệu hai tháng đầu năm cho thấy nhu cầu đối với tôm của Việt Nam đang tăng mạnh, theo UnderCurrent News. Nguồn tin của UnderCurrent cho biết Việt Nam đã xuất khẩu 36.938 tấn tôm thẻ chân trắng trong hai tháng, tăng mạnh so với 25.398 tấn hai tháng 2023.

Riêng trong tháng 2, Việt Nam xuất khẩu 15.137 tấn tôm chân trắng, giảm 31% so với tháng trước nhưng chỉ giảm 2% so với cùng kỳ. Các thị trường chính sụt giảm đáng kể trong tháng 2.

Cụ thể, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Trung Quốc và Hong Kong giảm 46%, khiến thị trường này tụt xuống vị trí thứ 3 sau EU và Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu từ Trung Quốc và Hong Kong tăng trở lại kể từ cuối tháng 2, dù giá xuất khẩu sang thị trường này chưa có dấu hiệu phục hồi.

Xuất khẩu sang Mỹ, thị trường tôm thẻ chân trắng lớn thứ hai của Việt Nam, giảm 19%. Đến cuối tháng 2, tín hiệu phục hồi vẫn yếu vì các đối tác vẫn ngần ngại đặt hàng mới do chưa có quyết định về thuế chống trợ cấp.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu tôm hai tháng đầu năm đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm Trung Quốc đã tăng 143% và sang Mỹ là 26%.

Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu tôm sú trong tháng 2 đạt 1.378 tấn, giảm 44% so với tháng 1 và giảm 31% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tôm sú sang hầu hết thị trường lớn đều giảm đáng kể, đặc biệt là EU (giảm 75%), Trung Quốc và Hong Kong (giảm 55%), Hàn Quốc (giảm 45%), Nhật Bản (giảm 41%) và Mỹ (giảm 20%).

Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong đã tăng kể từ cuối tháng 2, do các đối tác đã nối lại hoạt động mua hàng sau Tết Nguyên đán,

UnderCurrent dẫn thông tin từ Chánh văn phòng VASEP cho biết xuất khẩu sang các thị trường khác được dự đoán sẽ tăng trở lại vào tháng 3. Dự báo cả năm tăng trưởng nhẹ 10-15%. Điều này được thúc đẩy bởi sự phục hồi dần dần của nền kinh tế ở các nước tiêu thụ tôm và nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. 

Tháng 2, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 76% lên 39 triệu USD; VASEP cho biết đây là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính ghi nhận mức tăng trưởng dương trong tháng 2.

Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm tại đây tăng 143%, đạt hơn 81 triệu USD.

“Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay khá cao. Trong tháng đầu năm nay, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Ecuador - nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc. Tại thị trường Trung Quốc, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá so với các nhà cung cấp đối thủ, nhưng nhiều người mua ở Trung Quốc đánh giá tôm Việt Nam có chất lượng cao hơn Ecuador và Ấn Độ nên chấp nhận giá cao hơn”,  UnderCurrent dẫn thông tin từ VASEP.

Đối với tôm sú bán sang Trung Quốc, khối lượng giảm trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 371 tấn, nhưng giá tăng 3,9% ở mức 10,4 USD/kg.

VASEP cũng lưu ý xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2 năm nay đạt 31 triệu USD, giảm 9%. Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72 triệu USD, tăng 26%.

Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi khối lượng tôm chân trắng và tôm sú tăng cao, với giá thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ.

Đối với tôm chân trắng, khối lượng tháng 1 tăng cao so với cùng kỳ và tháng 2 chỉ giảm nhẹ ở mức 2.504 tấn. Tuy nhiên, giá giảm 4% xuống còn 9,6 USD/kg. Ngành tôm Việt Nam mong muốn giá sẽ giảm xuống mức thấp đạt được vào tháng 11 là 9,4 USD/kg.

Xuất khẩu tôm sú sang Mỹ khởi đầu năm 2024 khá khả quan, tăng hơn ba lần trong tháng 1 và tăng hơn gấp đôi trong tháng 2 ở mức 327 tấn. Tuy nhiên, một lần nữa, giá lại giảm, giảm 15,2% vào tháng 2 ở mức 14 USD/kg.

Theo VASEP, doanh số bán thủy sản tươi sống và đông lạnh của Mỹ dự báo sẽ ổn định trong năm 2024, sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do lạm phát và người dân thắt chặt chi tiêu. So với một số nguồn cung tôm chính của Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa.

 

Anh Đào

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.