|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tiếp bước Microsoft, Apple,... Google gia nhập cuộc đua tự sản xuất CPU cho các thiết bị di động

14:58 | 02/09/2021
Chia sẻ
Các CPU mới và bộ xử lý di động mà Google đang phát triển dựa trên bản thiết kế chip của Arm, công ty chip tại Anh do Softbank kiểm soát.

Google đang phát triển bộ vi xử lý trung tâm của riêng mình cho máy tính xách tay và máy tính bảng. Đây là dấu hiệu cho thấy các công ty công nghệ lớn coi việc phát triển chip nội bộ là chìa khóa dẫn tới khả năng cạnh tranh của họ, theo Asia Nikkei.

Gã khổng lồ trong ngành công nghệ lên kế hoạch tung ra mẫu CPU cho máy tính xách tay và máy tính bảng chạy trên hệ điều hành Chrome của công ty vào năm 2023. Đồng thời, Google cũng nỗ lực xây dựng bộ vi xử lý di động cho điện thoại thông minh Pixel và các thiết bị khác.

Sự tập trung ngày càng tăng của Google vào việc tự phát triển chip diễn ra khi các đối thủ theo đuổi một chiến lược tương tự để tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của họ. Cả Amazon, Facebook, Microsoft, Tesla, Baidu và Alibaba Group Holding đều chạy đua để chế tạo chất bán dẫn của riêng họ nhằm cung cấp năng lượng cho các dịch vụ đám mây và các sản phẩm điện tử.

Thành công của Apple trong việc tự phát triển các thành phần bán dẫn quan trọng cho iPhone cũng như thay thế CPU Intel bằng những sản phẩm riêng cho Macbook đã tạo ra cảm hứng cho Google.

Các CPU mới và bộ xử lý di động mà Google đang phát triển dựa trên bản thiết kế chip của Arm, công ty chip tại Anh do Softbank kiểm soát, có tài sản trí tuệ được sử dụng trong hơn 90% thiết bị di động trên thế giới.

Đặc biệt, công ty đặt nhiều hy vọng vào dòng sản phẩm Pixel 6 và đã yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị thêm 50% năng lực sản xuất cho thiết bị cầm tay này so với năm 2019. Theo công ty nghiên cứu IDC, Google đã xuất xưởng hơn 7 triệu điện thoại Pixel vào năm 2019, con số cao nhất từ trước đến nay, nhưng chỉ xuất xưởng 3,7 triệu điện thoại vào năm 2020, thời điểm đại dịch COVID-19 tàn phá thế giới.

Tiếp bước Microsoft, Apple,... Google gia nhập cuộc đua tự sản xuất CPU cho các thiết bị di động  - Ảnh 1.

Google cũng gia nhập cuộc đua tự sản xuất chip. (Ảnh: Asia Nikkei).

Google đã nói với một số nhà cung cấp trong các cuộc họp gần đây rằng họ nhận thấy tiềm năng về cơ hội phát triển lớn trên thị trường toàn cầu vì họ là nhà sản xuất điện thoại thông minh duy nhất của Mỹ sản xuất thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Android.

Đối với việc phát triển chip, các chuyên gia cho rằng chiến lược của Google là một bước đi hợp lý nhưng không phải là không có thách thức.

Eric Tseng, nhà phân tích của Isaiah Research cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả những gã khổng lồ công nghệ đang tham gia vào việc tự phát triển chip tùy chỉnh vì bằng cách đó, họ có thể lập trình các tính năng của riêng mình. 

Trong trường hợp đó, các công ty công nghệ có thể dễ dàng điều chỉnh khối lượng công việc R&D mà không bị giới hạn bởi các nhà cung cấp. Theo kịch bản lý tưởng, việc sử dụng chip của riêng mình cũng đồng nghĩa với việc tích hợp phần mềm và phần cứng tốt hơn".

Tuy nhiên, việc tự phát triển chip đòi hỏi các đầu tư lớn và cam kết dài hạn, và tất nhiên, sẽ phải cạnh tranh các nhà phát triển chip hàng đầu hiện tại như Intel, Nvidia, Qualcomm và những công ty khác.

Peter Hanbury, một đối tác của công ty tư vấn Bain & Co., chia sẻ rằng chi phí thiết kế một chip 5 nm tiên tiến hiện vào khoảng 500 triệu USD, cao hơn nhiều so với khoảng 50 triệu USD để phát triển một con chip sử dụng các công nghệ sản xuất hoàn thiện hơn, chẳng hạn như công nghệ 28-nm. "Rất ít công ty có khả năng hoặc nguồn tài chính để thiết kế chip của riêng họ, vì vậy đây là xu hướng của những gã khổng lồ", ông chia sẻ.

Google bắt đầu xây dựng các đơn vị xử lý (TPU) của riêng mình để hỗ trợ khối lượng công việc cho việc tính toán trí tuệ nhân tạo các máy chủ đám mây trung tâm từ năm 2016. Công ty đã công bố thế hệ thứ 4 của TPU vào tháng 5. 

Hiện Google đang tuyển dụng các kỹ sư chip trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Israel, Ấn Độ và Đài Loan - tất cả các nền kinh tế công nghệ chủ chốt - và tại quê nhà (Mỹ), theo các giám đốc điều hành chuỗi cung ứng. 

Google đã thuê các chuyên gia về chip từ các nhà cung cấp chính của mình bao gồm Intel, Qualcomm và Mediatek, theo các nguồn tin và phân tích của Asia Nikkei trên hồ sơ LinkedIn.

Google là một trong những nhà phát triển hệ điều hành lớn nhất thế giới. Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, bao gồm Samsung, Xiaomi, Oppo và Vivo, đều sử dụng hệ điều hành Android cho thiết bị cầm tay của họ. 

Google cũng đã cấp phép hệ điều hành Chrome của mình cho HP, Dell, Acer, AsusTek, Lenovo và Samsung để xây dựng Chromebook, một loại máy tính xách tay chủ yếu nhắm đến thị trường giáo dục.

Trước đó, Google đã giới thiệu Pixelbook và Pixel Slate, máy tính xách tay và máy tính bảng chạy Chrome OS của riêng mình, lần lượt vào năm 2017 và 2018, nhưng lượng xuất xưởng hàng năm chưa đến nửa triệu chiếc, theo dữ liệu của IDC.

Trong khi đó, các lô hàng Chromebook trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi vào năm ngoái nhờ sự bùng nổ về học trực tuyến. Các lô hàng tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2021, với đà tăng trưởng chậm lại kể từ tháng Bảy.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.