'Tiến sĩ dạy làm giàu' bị tuyên án chung thân vì lừa 2.700 tỉ đồng
Tiến sĩ lừa 'dạy học làm giàu' bị đề nghị án tù chung thân | |
Trùm bảo hiểm Trung Quốc bị kết án 18 năm tù vì tội lừa đảo |
Bị cáo Phạm Thanh Hải nghe tòa tuyên án. ẢNH: V.H |
Tối ngày 215, tin từ Công an H.Cái Nước (Cà Mau) xác nhận, đơn vị này đang xác minh làm rõ vụ đánh ghen được quay clip lan truyền trên mạng xã hội.
HĐXX nhận định, để có tiền sử dụng cá nhân, Phạm Thanh Hải bắt đầu huy động vốn từ năm 2008, hiện còn các hợp đồng chưa tất toán từ tháng 10.2014 - 10.2015 với tổng số tiền 2.700 tỉ đồng. Bị cáo có hành vi đưa ra thông tin gian dối như IDT đang triển khai dự án có lãi cao, bị cáo có nhiều kinh nghiệm tài chính, huy động mọi người cùng góp vốn vào Công ty IDT làm giàu từ “cây tỉ đô” (cây mắc ca - PV)... để nhà đầu tư (NĐT) tin tưởng. Bên cạnh đó, Hải đưa ra mức lãi 40 - 50%/năm, cắt lãi ngay khi nộp tiền; đồng thời khuyến khích mở rộng mạng lưới bằng cách chi 2 - 10% thưởng kết nối, môi giới cho những người kêu gọi thêm được tiền.
Tiền huy động được, Hải sử dụng vào mục đích cá nhân, chủ yếu là quay vòng trả gốc và lãi cho hợp đồng đến hạn; cho vay; chi cho kết nối, hoa hồng... chỉ sử dụng 157 tỉ đồng vào góp vốn đầu tư. HĐXX xác định hiện có trên 2.200 tỉ đồng mất vốn, không chứng minh được. Bị cáo mất hoàn toàn khả năng thanh toán nhưng chưa thông báo cho các NĐT biết. Tuy nhiên, do một số NĐT không hợp tác, nên HĐXX xác định số tiền thiệt hại của vụ án là trên 476 tỉ đồng, bị cáo đã khắc phục trên 71,6 tỉ đồng.
Về phần dân sự, bị cáo phải đền bù hơn 387 tỉ cho 508 NĐT được xác định là bị hại của vụ án. Các tài sản của bị cáo tiếp tục bị phong tỏa để phục vụ thi hành án. HĐXX cũng đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục xem xét thu hồi những khoản đầu tư của bị cáo Hải ở một số dự án, những khoản tiền đã cho vay để đền bù dân sự. Thứ tự đền bù được ưu tiên cho các bị hại có đơn đề nghị đền bù theo nguyên tắc hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối (tức đền bù phần gốc, trừ đi phần lãi).
Trong bản án, HĐXX cũng đề cập đến việc quá trình điều tra, xét xử, nhiều NĐT “không hợp tác hoặc bị những người không hợp tác lôi kéo” nên chưa phối hợp giải quyết vụ án; tụ tập đông người; lập các nhóm Zalo, IDT news “lôi kéo, khống chế người bị hại, buộc người bị hại phải làm theo yêu cầu bất lợi của họ trong một thời gian nhất định. “Họ là ai? Người bị Phạm Thanh Hải xâm phạm quyền lợi hay người được hưởng phần trăm kết nối theo kiểu đa cấp, cần được cơ quan chức năng làm rõ để xử lý kịp thời, lập lại trật tự”, bản án nêu.
HĐXX cũng đề nghị Cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội điều tra xử lý, làm rõ truyền hình Báo Pháp luật VN có vi phạm điều 9 luật Báo chí hay không khi đưa nhiều bài viết, clip lên YouTube cho rằng Phạm Thanh Hải không phạm tội, nhiều hồ sơ đang trong quá trình điều tra đã được công khai trên mạng “với mục đích định hướng lệch chuẩn với tư tưởng của người bị hại và dư luận xã hội”.
Ngay sau khi tòa tuyên án, đông đảo NĐT có mặt tại tòa đã ồ lên phản đối, nhiều NĐT khóc nức nở vì nguy cơ mất hàng chục tỉ đồng góp vốn. Một số NĐT chuẩn bị sẵn biểu ngữ, tụ tập trước cổng TAND TP.Hà Nội để phản đối nhưng lực lượng công an và cảnh sát 113 đã có mặt để ổn định trật tự.
Môi giới lừa đảo, rao bán dự án ngàn tỷ ở Thủ Thiêm
Một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỷ đồng, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đang được môi giới rao bán ... |
Mạo danh cán bộ Bộ Công Thương để lừa đảo doanh nghiệp
Tự xưng là cán bộ ngành công thương, một số đối tượng đã gọi điện, gửi email yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền để ... |
Sập bẫy đầu tư tiền ảo đa cấp mất hơn 15.000 tỉ đồng: Không có cách kiếm tiền nào là dễ dàng
Vừa qua, tại TPHCM nhiều người tố cáo công ty Modern Tech dụ dỗ họ đầu tư vào tiền ảo iFan với lời hứa trả ... |