|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tiền ảo của Trung Quốc sẽ giống tiền ảo Libra của Facebook

01:15 | 08/09/2019
Chia sẻ
Một quan chức ngân hàng trung ương Trung Quốc tiết lộ tiền ảo sắp ra mắt của nước này có nhiều điểm chung với đồng Libra của Facebook.
Tiền ảo của Trung Quốc sẽ giống tiền ảo Libra của Facebook - Ảnh 1.

Tiền giấy và tiền xu Trung Quốc

Mu Chang Chun, Phó Giám đốc Phòng thanh toán của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc vừa tiết lộ một số thông tin về tiền ảo sắp ra mắt. Ông cho biết tiền ảo giúp bảo vệ “chủ quyền tiền tệ” và tính pháp lý của tiền tệ.

Theo ông, token cũng an toàn như tiền giấy và có thể dùng được khi không có kết nối mạng. Chúng được sử dụng trên các ứng dụng WeChat của Tencent, Alipay của Alibaba.

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã thành lập nhóm nghiên cứu vào năm 2014 nhằm triển khai tiền ảo riêng, cắt giảm chi phí lưu hành tiền giấy truyền thống và tăng cường kiểm soát nguồn cung tiền tệ của các nhà hoạch định chính sách.

Tuy không có nhiều thông tin, tháng 8/2019, ông Mu thông báo tiền ảo gần như đã sẵn sàng. Trong khi đó, tờ Forbes dẫn nguồn tin riêng cho biết nó sẽ chính thức phát hành vào ngày 11/11.

Một số chuyên gia nhận định Trung Quốc dường như đã tăng tốc độ ra mắt tiền ảo sau khi Facebook thông báo về kế hoạch phát triển tiền ảo Libra. 

Theo ông Mu, tiền ảo sẽ cân bằng giữa cho phép thanh toán ẩn danh và ngăn ngừa rửa tiền. Nó có nhiều điểm chung với Libra nhưng không phải bản sao trực tiếp.

Tiền ảo Facebook dù chưa có mặt nhưng làm dấy lên nhiều quan ngại giữa các nhà quản lý trên thế giới. Họ lo lắng Libra sẽ nhanh chóng trở thành hình thức thanh toán điện tử thống trị và là một kênh để rửa tiền xét tới tầm phủ sóng xuyên biên giới của Facebook.

Libra là tiền ảo dựa trên các tài sản thực tế như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng và được mạng lưới ngân hàng nắm giữ. Cơ cấu của nó nhằm tăng cường lòng tin và ổn định giá trị. Cũng như các tiền ảo khác, giao dịch Libra được thực hiện và ghi lại bằng blockchain.

Ông Mu cho rằng lợi thế của tiền ảo do ngân hàng trung ương phát hành so với của tư nhân là các nền tảng thương mại về lý thuyết có thể bị phá sản, dẫn đến tổn thất cho người dùng. Khả năng sử dụng không cần tới kết nối Internet cũng cho phép thực hiện giao dịch trong các trường hợp mất liên lạc như động đất.

Du Lam

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.