|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tỉ trọng đồ gỗ nội thất Việt Nam tại Đức tăng trưởng nhẹ trong 2 tháng đầu 2019

16:56 | 20/05/2019
Chia sẻ
Tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường hơn 83 triệu dân của Đức tăng trưởng khả quan trong 2 tháng đầu năm 2019.

Tỉ trọng đồ gỗ nội thất 2 tháng đầu năm đạt 

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Đức trong tháng 2/2019 đạt 432,1 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng trước và giảm 10,9% so với cùng kì năm 2018. Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm 2019 trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Đức đạt 878,6 USD, tăng 5,7% so với cùng kì năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất lớn thứ 4 cho Đức, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 30,7 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2019, tăng 1,8% so với cùng kì năm 2018. 

Đáng chú ý, tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng từ mức 3,1% trong 2 tháng năm 2018 lên 3,5% trong 2 tháng đầu năm 2019.

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Đức 4 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 50.000 USD,  tăng đến 19,1% so với cùng kì năm 2018. Đức vẫn là thị trường lớn thứ 5 của Việt Nam chiếm 1,6% tỉ trọng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019.

Với dân số 83 triệu người sống trong 39,1 triệu hộ gia đình, Đức là một trong những thị trường về đồ nội thất lớn nhất của châu Âu và là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, mức tiêu dùng bình quân cho nội thất tại Đức khá cao, lên đến hơn 380 euro/người/năm. Xu hướng thẩm mỹ của Đức cũng đã có sự thay đổi rõ rệt, phong cách thiết kế mới gần gũi với thiên nhiên, mềm dẻo, linh hoạt và mang tính cá nhân hơn thay vì các phong cách thiết kế bền, cục mịch như trước đây.

Ngoài ra, một trong những lý do khiến Đức trở thành thị trường nội thất tiềm năng cho nhiều thị trường vì người dân ít chịu sự thay đổi trước những biến động của đồng euro và thói quen thích môi trường sống phải thoải mái.

Tỉ trọng đồ gỗ nội thất Việt Nam tại Đức tăng trưởng nhẹ trong 2 tháng đầu 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Việt Nam nằm trong top các thị trường cung cấp sản phẩm chính của Đức

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu, Đức nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360), ghế khung gỗ (mã HS 940161 - 940169), tỉ trọng nhập khẩu hai mặt hàng này chiếm tới 79,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất của Đức trong 2 tháng đầu năm 2019.

Trong đó, mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn Đức nhập khẩu trị giá 363,8 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. Mặt hàng này nhập khẩu chủ yếu từ một số thị trường như Ba Lan, Trung Quốc, Italy, Slovakia, Việt Nam.

Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ trị giá 334,4 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Mặt hàng ghế khung gỗ Đức nhập khẩu từ Ba Lan chiếm tới 49,2% tổng trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Đức. Theo sau là thị trường Trung Quốc, Rumani, Hungary, Việt Nam...

Bên cạnh đó, Ba Lan (chiếm tới 43,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Đức) là thị trường nhập khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2019 với trị giá đạt 378,9 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kì năm 2018.

Còn Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất lớn thứ hai cho Đức, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khá so với các thị trường cung cấp khác. Tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng thêm 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Như Huỳnh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.