|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thương vụ Sabeco: 'Sẵn sàng trả giá cao để đạt quyền kiểm soát'

09:59 | 21/12/2017
Chia sẻ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tiếp tục giảm sàn tới 20.100 đồng tương ứng 7% thị giá xuống chỉ còn 267.500 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá của Sabeco bốc hơi mạnh chỉ còn 171.000 tỷ đồng. 
thuong vu sabeco san sang tra gia cao de dat quyen kiem soat Thoái vốn Sabeco: Bài học cho nhiều doanh nghiệp nhà nước khác
thuong vu sabeco san sang tra gia cao de dat quyen kiem soat Thoái vốn nhà nước: Tiền hay thương hiệu?
thuong vu sabeco san sang tra gia cao de dat quyen kiem soat Vietnam Beverage nắm cổ phần chi phối, 'ghế nóng' Sabeco có đổi chủ?

Khối lượng phiên giao dịch hôm 20/12 đạt 276.270 cổ phiếu, song tại nhiều thời điểm lệnh bán giá sàn lớn nhưng vẫn trắng bên mua.

thuong vu sabeco san sang tra gia cao de dat quyen kiem soat
HSC ước tính trong năm 2017, tổng doanh thu Sabeco đạt 34.704 tỷ đồng, tăng 13,4%; lợi nhuận sau thuế khoảng 5.092 tỷ đồng, tăng 10,2%.

Đây là phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp của cổ phiếu SAB kể từ sau phiên đấu giá bán vốn nhà nước tại Sabeco thành công hôm 18/12. Phiên 19/12, cổ phiếu này cũng giảm 21.600 đồng/cổ phiếu. Sau phiên 20/12, mức giá hiện tại của Sabeco đang thấp hơn 52.500 đồng so với giá đấu giá thành công là 320.000 đồng.

"Control premium"

Trước đó, thương vụ bán vốn Nhà nước lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á trong 3 năm trở lại đây đã diễn ra thành công tại Sabeco hôm 18/12, khi trên 343 triệu cổ phiếu SAB được bán đấu giá cho Công ty TNHH Vietnam Beverage với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Bộ Công Thương đã thu về 110.000 tỷ đồng từ thương vụ này.

Với việc thị giá rơi mạnh, Vietnam Beverage đang tạm lỗ gần 18.500 tỷ đồng. Còn đối với ông Ngô Vinh Hiển, một trong hai nhà đầu tư đấu giá thành công SAB hôm 18/12 với việc mua 20.000 cổ phiếu SAB theo giá 320.500 đồng/cổ phiếu hiện cũng tạm lỗ 1 tỷ đồng.

Vietnam Beverage được thành lập tháng 10/2017, có vốn điều lệ 681,6 tỷ đồng. Công ty có trụ sở trong một ngõ nhỏ ở phố Lý Nam Đế (Hà Nội). Đây là công ty con 100% vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam.

Trong khi đó, F&B Alliance Việt Nam lại được nắm giữ gián tiếp 49% bởi Beer Co. Ltd, công ty bia do Thailand Beverage (ThaiBev) sở hữu 100% có trụ sở tại Hồng Kông. ThaiBev gắn liền với tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

F&B Alliance Việt Nam tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Nga Sơn - được thành lập cuối tháng 9/2017 với vốn điều lệ 200 triệu đồng. Ba cổ đông sáng lập của Nga Sơn là bà Trần Kim Nga (góp 99,9%), ông Nguyễn Hải Sơn và bà Trần Thị Thanh Hương.

Theo thông tin cập nhật đến ngày 6/12/2017, sau khi các cổ đông đã chuyển nhượng 49% cho Beer Co. Ltd, tỷ lệ sở hữu của bà Trần Kim Nga tại Vietnam Beverage giảm xuống còn 50,9%; vốn điều lệ vẫn giữ nguyên 200 triệu đồng.

Dù vậy, có ý kiến cho rằng việc Vietnam Beverage chấp nhận mua 320.000 đồng/cổ phiếu là giá cho quyền chi phối Sabeco, một hãng bia nắm tới 41% thị phần tại Việt Nam.

"ThaiBev sẵn sàng trả giá cao để đạt quyền kiểm soát, việc thường được gọi là "control premium". Và trong cấu trúc thương vụ M&A thì "control premium" luôn xuất hiện khi bên mua có được quyền kiểm soát", ông Phan Lê Thành Long, Trưởng đại diện Hội Kế toán Quản trị công chứng Australia (CMA Australia) phân tích.

Theo vị chuyên gia tài chính này, "control premium" được định nghĩa là số tiền lớn hơn so với giá thị trường mà bên mua phải bỏ ra để có được quyền kiểm soát một doanh nghiệp sau thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). "Control premium" cao khi bên mua kỳ vọng rằng sau khi mình kiểm soát được doanh nghiệp thì sẽ tác động đến chiến lược, đội ngũ, cấu trúc quản trị, thị trường, sản phẩm,... để tạo ra dòng tiền đủ lớn bù đắp lại chi phí mua cao hơn giá thị trường đã bỏ ra.

"Không có chuẩn về "control premium" là bao nhiêu % trong giá mua. Tuy nhiên, thống kê từ thị trường Mỹ cho thấy "control premium" thường bằng 20-30% giá mua. Và nếu ThaiBev mua được quyền kiểm soát SAB với giá 320.000 đồng, sát với giá thị trường, thì có thể nói rằng SAB đang bị thị trường đẩy giá cao vì một lý do nào đó. Theo đó, ngay sau khi thương vụ được chốt, việc thị giá SAB giảm mạnh là điều có thể dự đoán được, và có thể giảm từ 20-30% trong ngắn hạn", ông Long phân tích.

Vẫn là doanh nghiệp Việt

Một báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) vừa được công bố cho rằng, giá trị hợp lý của SAB vào khoảng 187.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E khoảng 22,5 lần, trong khi thị giá của SAB đã có thời điểm đẩy P/E lên tới trên 40 lần. Do đó, công ty chứng khoán này đánh giá cổ phiếu SAB trong tình trạng kém khả quan.

HSC ước tính trong năm 2017, tổng doanh thu Sabeco đạt 34.704 tỷ đồng, tăng 13,4%; lợi nhuận sau thuế khoảng 5.092 tỷ đồng, tăng 10,2%. Mức tăng trưởng của Sabeco không có đột biến.

Công ty cũng dự báo trong năm 2018, doanh thu thuần Sabeco sẽ đạt 37.967 tỷ đồng, tăng 9,4% và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 5.347 tỷ đồng, tăng 9,1%.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định, sau thương vụ bán vốn nói trên, Sabeco đương nhiên vẫn là doanh nghiệp Việt Nam. Bởi, theo quy định của pháp luật Việt Nam và cũng như thông lệ quốc tế, để xác định bất kỳ doanh nghiệp nào là doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài thì đều phải dựa vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

Ông nhấn mạnh, Vietnam Beverage chỉ có 49% vốn điều lệ thuộc về tổ chức nước ngoài, nên đương nhiên đây vẫn là doanh nghiệp Việt Nam, và khi đơn vị này góp vốn vào một doanh nghiệp khác, thì doanh nghiệp được góp vốn đó cũng vẫn được xem là doanh nghiệp Việt.

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.