|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thường vụ Quốc hội chưa xem xét luật đặc khu trong phiên họp tháng 8

14:44 | 05/08/2018
Chia sẻ
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không có trong chương trình nghị sự phiên họp tháng 8 của Uỷ ban Thường vụ như dự kiến trước đó.
thuong vu quoc hoi chua xem xet luat dac khu trong phien hop thang 8 Kỳ họp thứ 6: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, xem xét luật đặc khu
thuong vu quoc hoi chua xem xet luat dac khu trong phien hop thang 8 Chuẩn bị họp Ban chỉ đạo quốc gia về Luật Đặc khu
thuong vu quoc hoi chua xem xet luat dac khu trong phien hop thang 8

Một góc Phú Quốc, nơi được chọn xây dựng đặc khu.

Theo thông cáo báo chí về nội dung phiên họp thứ 26 (từ 8/8-13/8/2018) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có 7 dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này.

Gồm, Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Trước đó, trong dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được đặt lên bàn nghị sự.

Đây là dự án luật đã được điều chỉnh thời gian thông qua từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2018) sang kỳ họp sau của Quốc hội.

Quyết định này được giải thích là "để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng".

Theo dự kiến tiến độ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét các dự án luật thì cả phiên họp tháng 9 và tháng 10/2018 cũng đều không có tên dự án luật về đặc khu.

Tổng thư ký Quốc hội, người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt "đang được cân nhắc lại", tiếp tục lắng nghe ý kiến nữa, tiếp tục tiếp thu ý kiến của nhân dân.

Việc tiếp tục xem xét dự án luật này như thế nào, theo ông Phúc " còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri thế nào, tóm lại rất thận trọng".

Ngoài 7 dự án luật đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ hop thứ 5 nói trên, tại phiên họp 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Kiến trúc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016" và tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Lê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.