Thương mại toàn cầu có chiều hướng suy giảm
Theo Morgan Stanley, có những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm tăng trưởng thương mại toàn cầu đang hiện ra.
Mọi thành phần chỉ báo về thương mại toàn cầu trong chỉ số theo dõi của ngân hàng, ngoại trừ về USD, đều đã giảm trong tháng 4, đánh dấu sự suy giảm trở lại của chỉ số.
Theo nhóm chuyên gia kinh tế dẫn đầu bởi Elga Bartsch của Morgan Stanley, niềm tin doanh nghiệp, dầu thô, giá hàng hóa nguyên liệu và chỉ số tàu biển Baltic Dry Index đã đều kéo chỉ số đi xuống. Nếu chỉ số thương mại toàn cầu của Morgan Stanley giảm ba lần liên tiếp, chúng ta có thể kết luận rằng một xu hướng giảm mới đã xuất hiện trong hoạt động thương mại toàn cầu.
Morgan Stanley dự đoán một sự phân kỳ giữa chỉ số dẫn dắt của mình với khối lượng thương mại toàn cầu (được tính theo CPB World Trade Monitor), ước tính rằng khối lượng thương mại sẽ vẫn tăng khoảng 10% theo năm trong tháng 5. Tuy nhiên, trong tương lai thì các hiệu ứng tiêu cực cơ bản có khả năng khuếch đại những khó khăn của các xu hướng không được ưa thích với giá hàng hóa, đồng USD và giá vận chuyển.
Chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, cùng với một chiến dịch bảo hộ lớn trong bối cảnh suy giảm hoạt động vận chuyển bằng tàu biển toàn cầu - trùng hợp với đà tăng mạnh thương mại toàn cầu đã diễn ra trong quý I/2017 và sau đó.
"Tăng trưởng toàn cầu đã chuyển từ sôi sục sang chỉ âm ỉ", các chuyên gia phân tích của Credit Suisse hôm 2/5 viết. "Chúng tôi ước tính động lực sản xuất công nghiệp toàn cầu đã giảm từ mức 5% trong tháng 1 xuống dưới 4% trong tháng 4".
Credit Suisse dự đoán động lực sản xuất công nghiệp tiếp tục suy yếu, với tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống 3% trong mùa hè này.