|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung

19:35 | 21/10/2019
Chia sẻ
Kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Quốc đã cải thiện đáng kể tiềm năng tăng trưởng thương mại bằng cách mở cửa thị trường, đa dạng hóa xuất khẩu, cải thiện tính năng động kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật số.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại hơn rất nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2018, và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra những bất ổn mới. 

Tuy nhiên, những người lo ngại tranh chấp giữa hai nền nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới sẽ gióng một hồi chuông báo tử cho thương mại đang bỏ lỡ bức tranh lớn hơn. 

Thương mại là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì vậy các quốc gia phải điều chỉnh nó về đúng hướng.

Một nghiên cứu mới của Standard Chartered (Trade20) chỉ ra một loạt các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông đã cải thiện đáng kể tiềm năng tăng trưởng thương mại bằng cách mở cửa thị trường, đa dạng hóa xuất khẩu, cải thiện tính năng động kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật số.

Được thúc đẩy bởi các thỏa thuận thương mại khu vực và chính sách tự do hóa, một số thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Indonesia và Thái Lan), cũng như Ấn Độ đã đạt được tiến bộ mạnh mẽ trong việc mở cửa thương mại. 

Với chuỗi cung ứng qua Trung Quốc đang bị đe dọa, các công ty quốc tế đã đa dạng hóa đầu tư vào các nền kinh tế, giúp những quốc gia này trở thành tâm điểm chú ý với cơ hội đầu tư, thị trường xuất khẩu và đối tác chuỗi cung ứng.

Mặc dù vậy, các nền kinh tế lớn hơn có tiềm năng thương mại lớn nhất về mặt tuyệt đối, nhưng các quốc gia nhỏ hơn có thể cạnh tranh về tốc độ tiến bộ và tiềm năng tăng trưởng thương mại nhờ qui mô. 

Côte d'Ivoire, Kenya và Oman đang trên một quỹ đạo đi lên, phát triển với tốc độ từ điểm xuất phát tương đối thấp. Các quốc gia nhỏ hơn cũng có thể có lợi, vì các công ty đa quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc có thể đồng ý về một thỏa thuận thương mại mới, điều sẽ mang lại lợi ích to lớn, sự thúc đẩy cho chuỗi cung ứng đa dạng sẽ tiếp tục. 

Đã trải nghiệm qua sự không chắc chắn, nhiều công ty sẽ muốn tự bảo vệ mình trước những gián đoạn thương mại trong tương lai hoặc thuế quan mới bằng cách sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng sản phẩm tương tự ở nhiều quốc gia.

Trong khi điều này có thể gây gián đoạn ban đầu và kém hiệu quả, nhưng sẽ làm cho thương mại toàn cầu trở nên linh hoạt hơn trong dài hạn. 

Tăng trưởng thương mại hơn nữa vần còn tiềm năng, bất kể điều gì xảy ra với Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết các quốc gia nhận ra thương mại là một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cạnh tranh và cải thiện năng suất. 

Các mô hình thương mại sẽ tiếp tục trở nên phức tạp và đa dạng hơn, khi những thị trường mới trở nên nổi bật, đặc biệt là Ấn Độ và các nền kinh tế Asean.

90dc90c087c44eebb401f5d05480b52f_18

Tăng trưởng thương mại thế giới là hi vọng lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế

Một dấu hiệu tích cực khác cho thương mại toàn cầu là một loạt các hiệp định thương mại tự do mới đang được kí kết hoặc đang được đàm phán. 

EU đang đàm phán nhiều thỏa thuận thương mại và gần đây đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản, Việt Nam và khối thương mại Nam Mỹ Mercosur. 

Ngoài ra còn có một số hiệp ước khu vực ở châu Á và châu Phi. 

Một nước Anh thời hậu Brexit cũng sẽ tìm cách đàm phán các thỏa thuận thương mại mới và sẽ muốn thực hiện chúng một cách nhanh chóng.

Hiệp định thương mại thúc đẩy xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc nội theo thời gian, các nghiên cứu đã chỉ ra. 

Các thỏa thuận thương mại khu vực qui mô lớn làm tăng áp lực cạnh tranh ở các nước tham gia, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương trở nên hiệu quả và năng suất hơn. 

Đồng thời, cung cấp cơ hội cho các quốc gia tập trung về các ngành công nghiệp năng suất cao nhất.

Câu hỏi thực sự nên đặt ra bây giờ là làm thế nào để đảm bảo thương mại tự do được công nhận là nguồn lực thực sự vì tăng trưởng. 

Thế giới không bao giờ quên rằng cử tri không hài lòng về toàn cầu hóa đã dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và phần lớn sự thù địch đối với thương mại ngay từ đầu. 

Cuộc khủng hoảng năm 2008 nhấn mạnh sự phân phối không đồng đều các lợi ích từ toàn cầu hóa. Suy thoái kinh tế dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đến dân số, đặt câu hỏi về giá trị của nhập cư, thương mại và đầu tư tự do, theo Financial Times.

Thương mại tự do thực sự có sức mạnh to lớn để thúc đẩy sự thịnh vượng trên toàn cầu. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân túy đang gia tăng và tranh chấp thương mại hiện nay nhắc nhở phải làm việc chăm chỉ hơn để đảm bảo lợi ích được cảm nhận rộng rãi nhất có thể trong các quốc gia. 

Nếu không đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, điều này sẽ rất đáng tiếc và gây xáo trộn cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng xu hướng tăng trưởng thương mại thế giới còn lâu mới kết thúc. Nó vẫn là hi vọng tốt nhất của các chuyên gia cho sự tăng trưởng.

Lyly Cao