|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương mại gạo bước vào thời đại kĩ thuật số

14:19 | 18/11/2019
Chia sẻ
Cuối thế kỷ 17, Sàn giao dịch gạo Dojima ở Osaka, Nhật Bản, đã cách mạng hóa thương mại bằng cách giới thiệu các hợp đồng tương lai hàng hóa đầu tiên trên thế giới. Hiện tại, gạo lần nữa trở thành trung tâm của sự thay đổi lớn khác: sự xuất hiện của blockchain.

"Thương mại gạo đang bị đè nặng bởi sự chậm trễ, chi phí chế biến cao và gian lận. Và người thua cuộc lớn nhất thường là nông dân ở đầu chuỗi, hoặc người mua ở cuối chuỗi", ông Stephen Edkins, nhà sáng lập và CEO của sàn giao dịch gạo Rice Exchange được hỗ trợ bằng blockchain, cho biết.

Năm 2017, ông Edkins, một doanh nhân người Anh, đã phát triển ý tưởng cho Rice Exchange với người đồng sáng lập Frank Godarne, một thương nhân gạo với hơn 30 năm kinh nghiệm. 

Ông Edkins chia sẻ cần phải đưa thương mại gạo vào thời đại kĩ thuật số.

Theo Rice Exchange, 48 triệu tấn gạo được giao dịch hàng năm. Hơn một tỉ người phụ thuộc vào gạo để kiếm sống, và đối với khoảng 3,5 tỉ người, đây là thực phẩm chính. 

Tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản lượng 2,5 triệu tấn trên toàn cầu vào năm 2021 và 1,7 triệu tấn ở các nước đang phát triển, nơi - theo Báo cáo của Triển vọng Nông nghiệp 2018 - 2027 của FAO - gạo được tiêu thụ nhiều thứ hai sau ngô.

"Gạo là thực phẩm lớn nhất trên thế giới. Nếu bạn có thể giải quyết vấn đề của gạo, tức là phần lớn của công việc đã được hoàn thành", ông Edkins nói.

Ý tưởng về Rice Exchange xuất hiện khi ông Edkins và ông Godarne hợp tác trong một dự án trồng lúa ở châu Phi. 

Họ gặp phải những thách thức căn bản là do cách thức giao dịch gạo. Gạo rất quan trọng đối với an ninh lương thực, nghĩa là thương mại của mặt hàng này bị bóp méo bởi sự can thiệp của chính phủ, thuế quan thương mại và trợ cấp. 

Nó cũng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiệu quả của chuỗi cung ứng và, đặc biệt, thiếu minh bạch và truy xuất nguồn gốc, có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng và yêu cầu bảo hiểm.

Organic-Rice-702x336

Ảnh: Gapping World.

Minh bạch thông qua công nghệ

Nhu cầu đối với gạo được sản xuất bền vững và những giống đặc sản, như gạo hoang dã, đang tăng lên, theo ông Edkins, và Rice Exchange đang làm việc với các thương hiệu và nhà phân phối để xây dựng chức năng trên nền tảng nhằm giúp họ đảm bảo nguồn gốc của các loại gạo khác nhau. 

"Bạn cần phải có một cách thích hợp để theo dõi loại gạo. Chúng tôi biết những người mua gạo đã sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho gạo được sản xuất bền vững. 

Nhu cầu rất lớn cho điều này là yếu tố thúc đẩy ở thời điểm hiện tại, khi có những thương hiệu châu Âu và một số nhà cung cấp lớn đang cam kết chỉ mua gạo được trồng một cách bền vững.

Người tiêu dùng không chỉ mua gạo hạt dài, gạo trắng nữa; họ muốn có một sự lựa chọn các loại gạo khác nhau. 

Những loại gạo này được bán với giá cao hơn, nhưng mỗi lần bạn mua một trong những giống này, bạn muốn biết rằng bạn sẽ nhận được những gì bạn đã trả tiền. Vấn đề này quay lại với việc phải có sự minh bạch trong chuỗi cung ứng", ông Edkins cho biết. 

Có thể theo dõi, bền vững, đáng mong muốn

Không có tính minh bạch hoặc truy xuất nguồn gốc, hai đầu của chuỗi hoạt động mà không rõ tình hình. 

"Làm thế nào để người mua và người bán tìm thấy nhau? Làm thế nào để cả hai xác minh rằng bên kia là đáng tin cậy? 

Và sau đó làm thế nào để họ xác minh liệu việc giao gạo thực tế có như thương lượng không?", ông Edkins nói thêm. 

Một ví dụ phổ biến về gian lận là các tài liệu giả mạo hoặc bị thao túng dẫn đến tổn thất không được bảo hiểm. 

Giá các loại gạo như gạo thơm có thể rất chênh lệch, và một loại gạo không thể thay thế cho loại khác. 

Theo Financial Times, nhiều giao dịch quốc tế kết thúc bằng một yêu cầu đòi bảo hiểm, và trung bình, các thương nhân gạo mất 0,25 - 2% mỗi lô hàng, ngoài thời gian cần thiết để xử lý mỗi yêu cầu bảo hiểm - tối đa một tháng, theo Rice Exchange. 

Một lý do khác để cải thiện tính minh bạch là sự nhấn mạnh ngày càng tăng về tính bền vững. 

Hiện tại, người tiêu dùng có nhu cầu rõ ràng về nguồn gốc thực phẩm và khả năng hỗ trợ các công ty có thể chứng minh giá trị đạo đức. 

Rice Exchange hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chứng nhận trang trại lúa gạo để tạo ra chuỗi cung ứng hiện đại với trách nhiệm giải trình tốt hơn. Một đối tác là Sustainable Rice Platform (SRP) của Liên Hợp Quốc; người bán gạo với chứng nhận để có thể giới thiệu sản phẩm trên nền tảng.

Phát triển nền tảng

Một tháng sau khi dòng vốn 300.000 USD ban đầu đổ vào hồi tháng 1/2018, Rice Exchange bắt đầu hình thành dưới sự hướng dẫn của CTO Don Oparah, một nhà khoa học máy tính và chuyên gia blockchain.

Sau đó, ông Edkins và nhóm của mình đầu giới thiệu một sản phẩm khả thi, điều này thể hiện nhu cầu trong ngành cho các đối tác công ty. Phần lớn chiến lược tiếp thị của họ được xây dựng xung quanh phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là LinkedIn và Facebook.

Rice Exchange đã huy động thêm 1 triệu USD vào cuối năm 2018, và đang ở giữa một mức tăng lớn hơn. 

Thử nghiệm trên nền tảng đã bắt đầu vào tháng 7, với sự ra mắt đầy đủ dự kiến vào mùa thu năm 2019, nhưng một số người dùng đầu tiên đã dùng nó để kết thúc giao dịch.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ly Tâm

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.