|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thương mại điện tử Việt Nam có tiềm năng vượt Thái Lan, nhưng phải vượt qua nhiều thách thức

17:45 | 02/06/2020
Chia sẻ
Sở hữu nền tảng công nghệ và qui mô dân số trẻ như Thái Lan, nhưng ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có những tiềm năng để tiến xa hơn.

Việt Nam là một trong những mảnh đất màu mỡ của thương mại điện tử. Thống kê của Euromonitor chỉ ra rằng trong 10 năm gần nhất, tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử ở Việt Nam đều ở mức 30% - 50%.

Trên phạm vi khu vực, giá trị thị trường thương mại điện tử tại việt Nam đã sánh ngang Singapore trong năm 2019 (12 tỉ USD), chỉ kém Thái Lan (16 tỉ USD) và Indonesia (40 tỉ USD).

Thương mại điện tử Việt Nam có tiềm năng vượt Thái Lan

Ông Vũ Hoàng Linh, Viện kinh tế Việt Nam, nhận định tốc độ phát triển thương mại điện tử Việt Nam có thể vượt Thái Lan trong tương lai.

Thương mại điện tử Việt Nam tốc độ phát triển tiềm năng vượt Thái Lan, nhưng vẫn còn nhiều thách thức - Ảnh 1.

Hội thảo Phát triển thương mại điện tử, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam hôm 2/6. Ảnh: Tiểu Phượng.

"Nhiều chuyên gia nhận định tốc độ phát triển thương mại điện tử Việt Nam có tiềm năng vượt Thái Lan, dù có nhiều điểm tương đồng về điều kiện ban đầu, như dân số trẻ và nền tảng công nghệ ", ông Linh phát biểu tại Hội thảo Phát triển thương mại điện tử, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam hôm 2/6.

Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngành đến từ dân số gần 100 triệu người, bao gồm 42 triệu người truy cập internet; 46,5 triệu người dùng smartphone và hơn 128 triệu thuê bao di động.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong nhóm 15 thị trường smartphone lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Adsota hồi tháng 2.

Thực tế đã chứng minh, khách hàng của các sàn thương mại điện tử đều thích sử dụng điện thoại di động để mua sắm. Số liệu mà Statista công bố vào năm 2018 chỉ ra rằng 72% khách hàng trên sàn TMĐT mua sắm qua smartphone (trên trình duyệt).

Tỉ lệ mua sắm qua smartphone trên ứng dụng là 55%, trong khi con số này trên nền tảng máy tính tại nhà là 59% và máy tính văn phòng là 39%.

Những rào cản đối với sự phát triển

Mặc dù có những tiềm năng để phát triển, nhưng thương mại điện tử vẫn đối mặt nhiều rào cản đối với sự phát triển ngành nói chung. Một trong những vấn đề lớn nhất là chất lượng sản phẩm không cao như nội dung quảng cáo. 83% số người được hỏi cho rằng đây là vấn đề thật sự của các giao dịch trên sàn TMĐT.

Ngoài ra, qui trình khiếu nại cũng chưa giải quyết mọi vấn đề thỏa đáng. Chính vì thế, hầu hết giao dịch trên sàn TMĐT có giá trị vừa và nhỏ, khoảng vài trăm nghìn. Trong khi đó, nhưng đơn hàng lớn giá trị hàng chục triệu tương đối hiếm.

Xu hướng ấy thể hiện rõ nhất ở tỉ lệ thanh toán bằng phương thức COD (ứng tiền) lên đến 90%, dù thị trường đã xuất hiện các phương thức thanh toán trực tuyến khác (qua nền tảng di động, chuyển khoản, thẻ cào...).

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc trung tâm Tin học và Công nghệ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chia sẻ một câu chuyện về một khách sau khi mua hàng 2 tháng mới khiếu nại lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nội dung khiếu nại cũng chưa rõ ràng. Việc xử lí tranh chấp còn khó khăn hơn. Khách hàng thường chỉ khiếu nại sau khi mắc lừa.

Thương mại điện tử Việt Nam tốc độ phát triển tiềm năng vượt Thái Lan, nhưng vẫn còn nhiều thách thức - Ảnh 2.

Ông Lê Đức Anh nhận định giao hàng là một trong những khâu cực kì quan trọng với thương mại điện tử. Ảnh: Tiểu Phượng.

Các vấn đề khác mà sàn TMĐT cần phải cải thiện bao gồm thiếu dịch vụ khách hàng, an toàn dữ liệu, giá cả, và thiếu dịch vụ giao hàng.

Riêng về dịch vụ giao hàng, ông nhấn mạnh rằng giao hàng cũng là một trong những khâu cực kì quan trọng đối với sàn TMĐT.

"Chỉ vài doanh nghiệp chuyển phát có qui chuẩn rõ ràng. Đa số doanh nghiệp còn lại  thường bọc hàng trong túi ni lông hay một số loại bao bì khác. Vì thế, khách hàng tỏ ra không tin tưởng vào thương mại điện tử. Giao hàng là một khâu cực kì quan trọng đối với thương mại điện tử", ông Đức Anh nói.

Giao hàng luôn gắn liền với các giao dịch TMĐT. Statista dự báo dến năm 2022, giá trị thị trường của ngành Logistic phục vụ thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ vượt mốc 890 triệu USD, tăng gần 3 lần so với năm 2020.

Theo khảo sát của Hiệp hội TMĐT (VECOM), các sàn tại Việt Nam chủ yếu sử dụng dịch vụ giao hàng của Vietnam Post (61%), Viettel Post (25%). EMS, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm lần lượt chiếm thị phần 5%, 1% và 1%.

Trả lời phỏng vấn, ông Lê Đức Anh tiết lộ các cơ quan chức năng đang làm việc với các sàn thương mại điện tử để minh bạch hóa khâu giao hàng. Khách hàng có quyền biết về lộ trình của hàng để bảo đảm quyền lợi của họ.

Tiểu Phượng

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.