|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Tiêu nhập khẩu từ Brazil chỉ như muối bỏ bể, không thể đẩy giá tiêu trong nước giảm'

13:37 | 26/03/2021
Chia sẻ
Một số thông tin cho rằng nguyên nhân của đợt giảm giá tiêu vừa qua là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể mua hàng từ các đại lý nên đã chuyển hướng nhập khẩu tiêu giá rẻ từ Brazil. Tuy nhiên, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng lượng nhập khẩu từ Brazil chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn cung trong nước.

Lượng tiêu nhập khẩu từ Brazil chỉ như muối bỏ bể

Những ngày qua, giá tiêu giảm sau khi tăng nóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, giá tiêu từ mức đỉnh điểm khoảng 80.000 đồng/kg hiện giảm xuống còn 75.000 đồng/kg. 

Một số thông tin cho rằng nguyên nhân của đợt giảm này là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể mua hàng từ các đại lý, người dân nên đã chuyển hướng nhập khẩu tiêu giá rẻ từ Brazil để đủ hàng giao cho đối tác. 

Trước đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh việc các đại lý, đầu cơ và người dân găm hàng không chịu bán ra khiến giá tiêu bị đẩy lên cao trong thời gian ngắn. Điều này khiến doanh nghiệp xuất khẩu không thu mua được tiêu để giao hàng hoặc nếu có thì cũng phải mua với giá cao.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước BínhPhó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, thực tế thời gian qua Việt Nam có vẫn nhập khẩu tiêu từ Brazil nhưng con số này chỉ như "muối bỏ bể", không đáng kể để tác động đến giá tiêu nội địa kết thúc đà tăng phi mã và quay đầu giảm.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong hai tháng đầu năm, lượng tiêu nhập khẩu từ Brazil đạt gần 2.300 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với tương quan sản lượng tiêu được dự báo của Việt Nam trong niên vụ 2020 - 2021 là khoảng 185.000 tấn (theo số liệu của VPA), con số này chỉ chiếm khoảng 1,2%.

Hiện Brazil đang dẫn đầu các thị trường xuất khẩu tiêu sang Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 43%.

SttQuốc gia2 tháng 2019
(Tấn)
2 tháng 2020 (Tấn)2021Tổng (Tấn)+/- % 2021/2020
Tháng 1 (Tấn)Tháng 2 (Tấn)
1Brazil4.2572.5801.1861.1132.299-10,9
2Indonesia2.6141.5121.8783652.24348,3
3Malaysia10618910042142-24,9
4Việt Nam *232114973513215,8
5Cambodia **400 126126100
6Spain  108 108100
7Korea 2602623.000,00
8Ecuador 107252752-51,4
9India975734 34-40,4
10Madagascar38 28 28100
11American  25 25100
12Singapore 1723 2335,3
13South Africa  17 17100
14Mexico11  1111100
15China 39358-79,5
16Netherlands4 2 2100
17Taiwan   11100
18Thái Lan 26   -100
19Syria 19   -100
20Japan 2   -100
21Australia 2   -100
22Ghana 2   -100
23Tổng7.7594.6683.5861.7275.3133.192

Các thị trường xuất khẩu tiêu sang Việt Nam trong hai tháng đầu năm. (Số liệu: VPA. Ghi chú: *: Hàng xuất khẩu bị trả về).

Ông Bính lý giải việc giá tiêu thời gian qua giảm do một số nhà đầu cơ chốt lời kéo theo giá tiêu giảm. Hiệu ứng domino bắt đầu xảy ra, tâm lý người dân trồng tiêu và các đại lý lo sợ khả năng giá tiêu giảm hơn nữa nên bán theo. Điều này càng khiến giá tiêu giảm hơn nữa.

Giá tiêu thiếp tục tăng trong tháng 4?

Mặc dù giá tiêu thời gian gần đây giảm nhưng thời trong hai ngày qua, đàm giảm bắt đầu chững lại và có dấu hiệu quay trở về đà tăng.

Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay (26/3) tăng 500 - 1.500 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg lên mốc 73.000 đồng/kg.

Tiếp đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với giá 74.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hôm qua.

Tương tự, sau khi tăng 500 đồng/kg, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ghi nhận mức 74.500 đồng/kg và 75.500 đồng/kg.

Riêng tỉnh Đồng Nai không xuất hiện biến động mới trong hôm nay, ổn định tại ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Ông Bính nhận định trong đợt giá tiêu tăng vừa qua do đầu cơ không tốt cho thị trường, làm đứt gãy ngành hàng. 

"Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trên thực tế giá tiêu đang bước vào chu kỳ tăng mới do nguồn cung ở Việt Nam và các nước trên thế giới giảm", ông Bính nhận định.

Về ngắn hạn, ông Bính cho rằng tháng 4 giá tiêu Việt Nam có thể bước vào đợt tăng mới do đây là khoảng thời gian gần như chỉ Việt Nam có hàng, cũng là thời điểm kết thúc vụ thu hoạch. Những năm trước, vào tháng 4, giá tiêu vẫn chưa thể tăng do thế giới vẫn đang dư cung, lượng hàng dồi dào. 

"Nhưng năm nay khác với nhưng năm trước bởi sản lượng giảm. Điều này giúp hỗ trợ giá tiêu". ông Bính nhận định.