|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thực hư thông tin 'uống thuốc dự phòng trước tiêm vắc xin COVID-19 giảm phản ứng phụ'

15:33 | 30/06/2021
Chia sẻ
Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin uống một viên thuốc chống dị ứng và một viên thuốc hạ sốt, giảm đau trước khi tiêm vắc xin 30 phút và sau tiêm khoảng 10 tiếng sẽ ngăn ngừa các phản ứng phụ sau tiêm phòng.

Theo "đơn thuốc" đang được lan truyền trên mạng xã hội, trước khi tiêm 30 phút, người tiêm uống 1 viên Xyzal hoặc Zyrtec hoặc Aerius hoặc Bilaxten... (thuốc chống dị ứng) và 1 viên có chứa paracetamol (thuốc hạ sốt, giảm đau), sau tiêm khoảng 10 tiếng uống nhắc lại như trên có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, báo Gia đình và Xã hội đưa tin.

Thực hư thông tin 'uống thuốc dự phòng trước tiêm vắc xin COVID-19 giảm phản ứng phụ' - Ảnh 1.

Cách giảm phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 đang được lan truyền trên mạng xã hội. (Ảnh: báo Gia đình và Xã hội).

Trao đổi về vấn đề này, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng và công nghệ thông tin thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ông Vũ Minh Điền cho biết, người dân không nên tin và làm theo những thông tin không chính xác này.

"Cùng đó, chưa có bất cứ nghiên cứu, đánh giá nào về vấn đề này trong khi người sử dụng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có thể là "con dao hai lưỡi", ông Vũ Minh Điền chia sẻ.

Theo ông, chỉ có người có triệu chứng sau tiêm mới phải uống thuốc, không nên tự ý uống thuốc dự phòng như vậy. Không phải ai đi tiêm vắc xin COVID-19 cũng có phản ứng sốt, dị ứng.

Ông Vũ Minh Điền cũng khuyến cáo, người dân không nên tin vào những tin đồn thất thiệt mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trước khi tiêm, người tiêm được sàng lọc kỹ, được tư vấn, giải đáp các thắc mắc để có chỉ định phù hợp (được tiêm, trì hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm).

Theo các chuyên gia, hầu hết tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh…

Thực hư thông tin 'uống thuốc dự phòng trước tiêm vắc xin COVID-19 giảm phản ứng phụ' - Ảnh 2.

Trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn nên và không nên làm gì. (Đồ họa: HCDC).

Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm và sẽ tự khỏi, không gây ra vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe hay để lại di chứng. Thậm chí, những phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 còn có lợi bởi nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch với vắc xin.

Trước đó, mạng xã hội cũng đã từng chia sẻ rầm rộ về hình ảnh giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 kèm "khuyến cáo không dùng thức uống có cồn trong vòng 50 năm" khiến nhiều người hoang mang.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi tiêm chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng một ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm vắc xin.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.