Thủ tướng Anh sẽ theo đuổi một 'thỏa thuận đặc thù' với EU
EU dự kiến đánh thuế sản phẩm nhựa để tăng ngân sách hậu Brexit | |
Giới quan chức và chuyên gia cảnh báo rủi ro kinh tế đối với Anh và EU hậu Brexit |
Tại cuộc họp, Thủ tướng May đã lắng nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn hàng đầu thế giới như HSBC, Prudential, Goldman Sachs và JPMorgan Chase về việc cần làm gì để giữ nguyên được tầm cỡ và sức ảnh hưởng của khu tài chính London hiện nay sau khi Anh rời EU.
Giới tài chính cho biết họ muốn Thủ tướng May sẽ đàm phán với EU để nới lỏng những yêu cầu về thuế và quy định đối với khu tài chính London nhằm duy trì sức cạnh tranh đối với với các trung tâm tài chính "đối thủ" như New York.
Tại cuộc họp, Thủ tướng May nhấn mạnh lĩnh vực tài chính - nguồn xuất khẩu và thu thuế lớn nhất của Anh - sẽ là một trong những ưu tiên được chú trọng hàng đầu của Chính phủ tại các cuộc đàm phán Brexit trong giai đoạn II sắp tới. Bà May bác bỏ đề xuất giữ Anh được quyền tiếp cận vào thị trường chung EU theo kiểu giống như Na Uy đang áp dụng hiện nay, hay theo kiểu thỏa thuận tự do thương mại theo mô hình của Canada (Ca-na-đa) với EU, và cho biết bà sẽ theo đuổi "thỏa thuận đặc thù" riêng giữa nước Anh và EU.
Thủ tướng Anh bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại đặc biệt với EU, trong đó sẽ duy trì quyền tiếp cận của khu tài chính London vào thị trường EU. Bà May cũng trình bày chi tiết về dự kiến "thời kỳ chuyển đổi" mà bà hy vọng sẽ đạt được với EU, nhằm giúp các hãng có thời gian điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới trong thời kỳ Anh rời EU và bắt đầu một mối quan hệ thương mại song phương mới.