|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thủ phủ nuôi heo Đồng Nai sau lo giá đến lo dịch tả heo châu Phi

09:07 | 24/02/2019
Chia sẻ
Đồng Nai hiện là địa phương có đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 2,5 triệu con. Do đó, nếu dịch AFS bùng phát sẽ gây thiệt hại rất lớn.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc bệnh dịch tả heo châu Phi (AFS) xuất hiện trong nước khiến người chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh hết sức lo lắng.

Sau khi căng mình chống chọi với bão giá, người chăn nuôi thủ phủ nuôi heo cả nước lại phải đối mặt với rủi ro từ dịch bệnh. Các cơ quan chức năng đang phải ráo riết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.​

Người chăn nuôi cẩn trọng về nguồn thức ăn của heo trước dịch ASF

Những ngày qua, ông Trần Quang Trung, chủ trại heo tại xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, thuộc địa bản tỉnh Đồng Nai đang vô cùng lo lắng trước thông tin dịch bệnh AFS đã xuất hiện ở Việt Nam.

Trước đó, khi có những thông tin về dịch bệnh này bùng phát ở Trung Quốc, ông Trung cũng đã dành nhiều thời gian tìm hiểu. “Tôi được biết bệnh này chưa có vắc xin đặc trị, heo nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết gần như tuyệt đối. Do đó, giờ dịch bệnh này đã xuất hiện trong nước thì ai nuôi heo cũng lo lắng cả”, ông Trung cho biết.

Để bảo vệ cho đàn heo 700 con của mình, những ngày này trang trại của ông Trung gần như “nói không” với người lạ. Chỉ gia đình và hai nhân công được ông thuê mới được ra vào trại nhằm ngăn ngừa nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

Ông Trung cũng tiến hành phun xịt, khử trùng chuồng trại. Đặc biệt, với thức ăn cho heo, ông chỉ sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp lớn, uy tín.

“Tuy giá cao hơn nhưng đảm bảo hơn về việc không có mầm bệnh trong thức ăn. Người nuôi heo chúng tôi mới trải qua cơn “bão giá” đã rất khó khăn, giá vừa phục hồi được mấy tháng thì giờ lại phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm này”, ông Trung chia sẻ.

thu phu nuoi heo dong nai sau lo gia den lo dich ta heo chau phi
Người nuôi heo hiện rất lo lắng khi dịch bệnh nguy hiểm AFS đã xuất hiện trên đàn heo trong nước. (Nguồn: Cổng thông tin UBND tỉnh Đồng Nai)

Tương tự, những ngày này, bà Nguyễn Thanh Thủy, một hộ chăn nuôi heo tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom cũng đang làm mọi cách để bảo vệ đàn heo của gia đình.

Đàn heo của bà Thủy khoảng 100 con, ngoài nguồn thức ăn chính là cám mua từ đại lý, bà Thủy còn tận dụng lấy thêm nguồn thức ăn dư thừa từ các quán và bếp ăn công nghiệp về nuôi heo.

Tuy nhiên, khi có thông tin về dịch bệnh AFS đã xuất hiện trong nước, bà Thủy quyết định ngừng sử dụng loại thức ăn này, chỉ dùng cám của các doanh nghiệp.

“Giờ mà xảy ra dịch thì gia đình trắng tay. Do đó, tôi không dùng thức ăn dư thừa từ quán, bếp ăn nữa vì tôi nghe nói dịch bệnh có khả năng lây lan qua đường này”, bà Thủy cho hay.

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công cho hay, hiện nay bệnh AFS trên heo chưa có vắc xin đặc trị. Trong khi đó, tỷ lệ chết đối với heo nhiễm bệnh gần như tuyệt đối nên người chăn nuôi hết sức lo lắng.

“Hơn năm rưỡi qua, người chăn nuôi heo phải đối mặt với bão giá, giờ giá phục hồi thì đến nỗi lo dịch bệnh nên người chăn nuôi lo lắng là đúng. Bởi, nếu bây giờ xảy ra dịch bệnh, nhiều người chăn nuôi sẽ rơi vào cảnh trắng tay”, ông Công cho biết.

thu phu nuoi heo dong nai sau lo gia den lo dich ta heo chau phi Sau Hưng Yên và Thái Bình, Hải Phòng đã bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
thu phu nuoi heo dong nai sau lo gia den lo dich ta heo chau phi Khủng hoảng thị trường vì bệnh dịch tả heo châu Phi?

Cách phòng chống dịch ASF

Cũng theo ông Công, hiện cách đối phó duy nhất đối với AFS là thực hiện chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học nhằm tránh loại vi rút này xâm nhập trại nuôi. Tuy nhiên, cụ thể quy trình chăn nuôi an toàn sinh học như thế nào thì không nhiều người chăn nuôi nắm rõ.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y tỉnh Trần Văn Quang cho biết, ngay khi nắm thông tin bệnh AFS xuất hiện ở Hưng Yên và Thái Bình, sáng 20/2, cơ quan chức năng của Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp, đề ra các giải pháp ứng phó khẩn cấp dịch bệnh.

Vệ sinh chuồng trại

Theo ông Quang, bệnh AFS không có vắc xin phòng bệnh, không có khái niệm chữa trị, 100% heo mắc bệnh bị chết.

Do đó, cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là người chăn nuôi cần đảm bảo các điều kiện để dịch bệnh không xâm nhiễm vào trại nuôi.

Cụ thể, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Khi phát hiện heo có biểu hiện bất thường thì báo cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, mua con giống phải rõ nguồn gốc; không nên sử dụng thức ăn dư thừa, không rõ xuất xứ.

Không cho người lạ vào chuồng

Không cho người lạ (đặc biệt là thương lái) vào khu chuồng trại vì những người này có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.

“Sắp tới, Đồng Nai sẽ tổ chức hội nghị cấp tỉnh và cấp huyện nhằm cung cấp cho người nuôi heo các giải pháp phòng, chống dịch. Cơ quan Thú y sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát dịch tễ, nếu phát hiện heo mắc dịch bệnh có yếu tố bất thường thì lập tức lấy mẫu xét nghiệm”, ông Quang cho biết.

Kiểm soát việc vận chuyển heo từ địa phương khác qua

Đồng Nai cũng sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo từ các địa phương khác qua địa bàn tỉnh.

Trưởng trạm kiểm dịch động vật Ông Đồn (nằm trên QL 1A, thuộc huyện Xuân Lộc) Phan Mạnh Hùng cho hay, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 10 xe chở heo (khoảng hơn 1.500 con) từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam đi qua Trạm kiểm dịch Ông Đồn để đưa vào các tỉnh Tây Nam bộ.

Do dịch bệnh AFS đã xuất hiện ở nước ta nên Trạm kiểm dịch Ông Đồn đã huy động toàn bộ lực lượng, tăng cường kiểm tra, đảm bảo tất cả heo qua trạm đều có xuất xứ, nguồn gốc, đã được kiểm dịch.

Theo ông Hùng, hiện nay giá heo ở miền Nam đang cao hơn các tỉnh miền Bắc nên khả năng heo được vận chuyển từ Bắc vào Nam sẽ tăng lên trong những ngày tới.

Với heo có biểu hiện mang bệnh, Trạm kiên quyết ngăn chặn, không cho lưu thông. “Trong vài ngày qua, có một số xe chở heo đã không tuân thủ quy định của pháp luật, cố tình vượt Trạm kiểm dịch động vật Ông Đồn.

Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, trạm đang làm việc với lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm xử lý xe chở động vật vượt trạm”, ông Hùng cho hay.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y tỉnh Trần Văn Quang cho biết thêm, ngoài Trạm kiểm dịch Ông Đồn kiểm soát việc vận chuyển heo từ Bắc vào Nam, sắp tới Đồng Nai sẽ thành lập thêm một trạm kiểm dịch động vật trên Quốc lộ 20, nhằm kiểm soát việc vận chuyển heo từ các tỉnh Tây Nguyên qua địa bàn Đồng Nai.

10 giải pháp đối phó và xử lý khi có AFS xảy ra ở Đồng Nai

Trước diễn biến phức tạp của dịch AFS, ngày 20/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch này trên toàn quốc.

thu phu nuoi heo dong nai sau lo gia den lo dich ta heo chau phi Thủ tướng yêu cầu có giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đưa ra 10 giải pháp nhằm đối phó và xử lý khi có dịch AFS xảy ra gồm: Thông tin về tác hại của bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Tuyên truyền công tác phòng, chống dịch khẩn cấp ở tỉnh và 11 huyện, thị xã, thành phố;

Điều tra, thống kê đàn heo và giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện các ca bệnh xảy ra;

Kiện toàn trạm kiểm dịch trên Quốc lộ 1 và thành lập mới trạm kiểm dịch trên Quốc lộ 20 để giám sát các xe vận chuyển heo vào ra trên địa bàn tỉnh;

Tăng cường công tác kiểm dịch tại các cơ sở giết mổ để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường, kịp thời có biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh;

Gửi mẫu đi giám định những con heo bệnh có dấu hiệu nghi ngờ mắc AFS;

Phối hợp Sở Tài chính cụ thể hóa mức hỗ trợ đối với những trường hợp heo bệnh buộc phải tiêu hủy;

Phối hợp Sở Tài nguyên - môi trường xác định nơi tiêu hủy và hướng dẫn các quy định tiêu hủy nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường;

Tổ chức tiêu độc, khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh;

Hướng dẫn các trang trại thực hiện các biện pháp an toàn sinh học phòng ngừa bệnh.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Nam

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.