Thu hồi hàng loạt giấy phép xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo vẫn khó khăn, giảm cả về lượng và trị giá. (Nguồn: Hải quan) |
Cụ thể, có thêm 8 công ty bị thu hồi gồm: Công ty TNHH Đầu tư Phước Sơn, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Nhiên, Công ty TNHH MTV Chế biến Lương thực Vạn Lợi, Công ty TNHH Liên Hạnh, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty CP Đầu tư Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm Ita-Rice, Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Hưng, Công ty CP Soharice.
Theo quy định về kinh doanh lúa gạo, trong đó có Nghị định 109/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thì phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Do vậy, việc thu hồi này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không được phép tham gia xuất khẩu gạo.
Về tình hình xuất khẩu gạo, từ đầu năm cho đến nay, xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa hết ảm đạm. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo đến hết tháng 4 giảm cả về lượng và trị giá tương ứng 10% và 10,2%, chỉ đạt 792.672 tấn.
Việc điều chỉnh chính sách của các nước xuất khẩu gạo, tình trạng dư cung kéo dài, tồn kho lớn, tăng cường xuất khẩu của các nước đã tác động bất lợi tới nhu cầu và tâm lý thị trường, làm cho cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, gây khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trước đó, hồi tháng 2, một số báo điện tử có đăng tải ý kiến phát biểu của ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tại TP.HCM. Ông Nam thông tin, mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD”, “Lý do là mỗi lần xin là mấy chục ngàn đô, rất lãng phí ... Chủ trì tọa đàm hỏi về chi phí xin giấy phép và được vị đại diện này khẳng định không dưới 20.000 USD. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng xác minh thông tin, Bộ Công Thương khẳng định việc ông Ngô Văn Nam phát biểu tại tọa đàm là phải mất hàng chục nghìn USD để được cấp phép xuất khẩu gạo là hoàn toàn không đúng sự thật (?). |