|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc sẽ làm gì để giảm lãi suất, kiểm soát nợ xấu?

18:03 | 16/11/2017
Chia sẻ
Chiều ngày 16/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã trả lời các đại biểu về các giải pháp để giảm lãi suất cho vay, kiểm soát nợ xấu và an toàn hệ thống.
thong doc se lam gi de giam lai suat kiem soat no xau
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng

Lãi suất đã giảm rất mạnh

Thống đốc cho biết, trong thời gian qua mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh. Từ năm 2011- 2016, lãi suất huy động giảm 7 - 10%. Lãi suất cho vay giảm từ 10 - 11%, qua đó, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất. Mặt bằng bình quân lãi suất trung dài hạn hiện tại ở mức 9 - 10%.

Theo Thống đốc nhiệm vụ của ngân hàng là giảm chi phí để có thể giảm lãi suất cho vay nhưng lãi suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung cầu vốn, tỷ giá, các yếu tố vĩ mô. Về phía NHNN sẽ kiên định giữ ổn định các yếu tố vĩ mô, phối hợp các công cụ điều tiết trên thị trường, đảm bảo thanh khoản để có thể giảm đc lãi suất cho vay. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện tiết giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, giảm lượng tài sản không sinh lời.

Bên cạnh đó, Thống đốc nhận định nền kinh tế phụ thuộc lớn vào cung ứng vốn từ TCTD, nhu cầu vốn đầu tư trung dài hạn lớn trong khi tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn lại cao nên trong vấn đề điều hành vĩ mô cần cân đối về kỳ hạn để đảm bảo tránh rủi ro cho hệ thống.

Thống đốc khẳng định mục tiêu giảm lãi suất là mục tiêu hướng đến trong tương lai. Thống đốc tin tưởng rằng với những điều hành chung về vĩ mô của Chính phủ và điều hành về tiền tệ của NHNN thì mục tiêu ổn định lãi suất và phấn đấu giảm lãi suất là có khả năng thực hiện được.

Nếu quyết tâm thực hiện thì sẽ kiểm soát được nợ xấu

Trên cơ sở đánh giá tình hình cơ cấu lại các TCTD trong giai đoạn 2011 – 2016 cũng như việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị định 843 năm 2015, NHNN thẳng thắn nhìn nhận kết quả thực hiện được và những hạn chế còn tồn đọng. Từ đó đã ban hành các Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu.

Đồng thời, NHNN đang trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật các TCTD, ban hành các thông tư góp vốn mua cổ phần, tỷ lệ an toàn vốn,...Ngoài ra, hiện tại đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý và tái cơ cấu nợ xấu do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, cùng Bộ Tài Chính đề xuất nhóm giải pháp về thị trường vốn.

Thống đốc cho rằng nếu quyết tâm thực hiện trong Quyết định 1058 thì chúng ta có thể có những kết quả trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém. Ngay sau khi áp dụng thí điểm Nghị quyết 42 tại 6 ngân hàng sau đó sẽ mở rộng ra toàn hệ thống.

Trong việc xử lý ngân hàng yếu kém, Chính phủ cũng đang quyết liệt trong quá trình xử lý, nguồn lực NSNN khó khăn nên phải lấy nguồn từ xã hội, tìm kiếm những nhà đầu tư có năng lực tài chính và điều hành để tham gia việc tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, Thống đốc đưa ra 5 nhóm giải pháp để đảm bảo an toàn hệ thống là (1) hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; (2) Tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn); (3) tăng cường năng lực quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát nội bộ của các TCTD; (4) Tăng cường xử lý nợ xấu; (5) Thanh tra giám sát.

Trong đó, nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, pháp quy được Thống đốc đánh giá là nhóm quan trọng nhất để đảm bảo hoạt động và an toàn của hệ thống ngân hàng. Việc thực hiện một cách quyết liệt là giải pháp căn cơ và đột phá đảm bảo an toàn trong hoạt động

thong doc se lam gi de giam lai suat kiem soat no xau Ba yếu tố khiến lãi suất quý IV khó giảm

Chênh lệch giữa đầu vào và ra của hệ thống ngân hàng đang ở mức thấp so với khu vực, chỉ 2,2 đến 2,4%.

Trúc Minh