|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc NHTW Singapore nói gì về tình trạng nợ xấu tăng ở châu Á?

06:32 | 31/05/2017
Chia sẻ

Nhiều ngân hàng ở châu Á đã phải chứng kiến chất lượng tài sản trở nên xấu đi trong môi trường hậu khủng hoảng đầy khó khăn, nhưng sự gia tăng nợ xấu nên được đánh giá trong ngữ cảnh của môi trường đó, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Singapore lên tiếng vào hôm thứ Hai, CNBC cho hay.

thong doc nhtw singapore noi gi ve tinh trang no xau tang o chau a

“Ngân hàng là ngành kinh doanh với những rủi ro trung gian. Khi các rủi ro trở thành hiện thực, vì chúng thỉnh thoảng vẫn như thế khi người vay gặp khó khăn, thì nợ xấu phải tăng”, Ravi Menon, Giám đốc điều hành của Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore, nói trong phát biểu khai mạc của mình tại Hội nghị Ngân hàng và Tài chính châu Á năm 2017 ở đảo quốc này.

“Có thể ‘kỳ lạ’ khi một nhà điều hành nói như thế này, nhưng nếu nợ xấu không tăng chút nào cả trong các thời điểm khó khăn thì các ngân hàng ấy có thể đang không cho vay đủ mức. Họ đang không chấp nhận đủ rủi ro để thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh hay doanh nghiệp”, ông nói thêm.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Singapore, nợ xấu đã tăng tại các ngân hàng châu Á, nhưng họ đang tăng trưởng tốt hơn so với các ngân hàng châu Âu.

Một cuộc phân tích dữ liệu của Reuters hồi năm ngoái phát hiện rằng nợ xấu tại 74 ngân hàng châu Á lớn có niêm yết trên các sàn chứng khoán, trừ các ngân hàng của Ấn Độ và Nhật Bản, đã lên tới 171 tỷ USD vào cuối năm 2015. Đó là mức cao nhất kể từ năm 2008 và cao hơn 28% so với năm trước đó. Những lo ngại về chuyện nợ tăng ở châu Á đã dẫn đến một vài thay đổi trong khu vực này, trong đó có việc gần đây Trung Quốc bị Moody’s hạ bậc tín nhiệm.

Nợ xấu tăng, cùng với tăng trưởng kinh tế yếu hơn và chính sách tiền tệ dễ dàng kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng châu Á, Menon lưu ý.

Tuy nhiên, các ngân hàng châu Á hiện đang tăng trưởng tốt hơn so với các “đồng nghiệp” ở châu Âu, khi một vài trong số đó đã rút khỏi khu vực này bằng cách bán lại các đơn vị kinh doanh của họ ở châu Á, Menon cho biết. Ông lưu ý rằng tăng trưởng của châu Á hiện được kỳ vọng sẽ đạt trung bình khoảng 6% trong 5 năm tới so với mức bình quân trên toàn cầu là 3.7%.

Về vấn đề nợ xấu, ông cho rằng điều quan trọng hơn là các ngân hàng cần quản lý rủi ro đó bằng cách “chủ động và dè dặt” bằng cách dành ra một lượng tiền đủ để bù đắp cho các khoản vay đó.

“Hãy lấy Singapore làm ví dụ. Nợ xấu đã gia tăng trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng yếu đi và xuất hiện các rủi ro về chất lượng tài sản trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Đây cũng là lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề do giá dầu xuống thấp trong thời gian qua. Tuy nhiên, các ngân hàng ở Singapore đã có những chuẩn bị tương ứng về mặt tài chính. Tổng nguồn cung dự phòng cho toàn hệ thống ngân hàng, tính theo phần trăm của tổng nợ xấu không được bảo đảm, là khoảng 100%. Nguồn dự phòng của các ngân hàng địa phương thậm chí còn cao hơn, ở mức trên 200%”, ông nói.

“Tin tốt lành cho các ngân hàng châu Á là những trở ngại mang tính chu kỳ này sẽ kịp trôi qua. Tăng trưởng đang hồi phục, chính sách tiền tệ đang bình thường hóa và giá cả hàng hóa đang ổn định”.

Nhã Thanh