|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thịt bò Wagyu Nhật Bản với nguy cơ mất thị trường trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

22:12 | 04/03/2019
Chia sẻ
Thương hiệu bò Wagyu duy nhất trên thế giới đến từ Kobe, Nhật Bản. Tất cả bò Kobe đều là bò Wagyu, nhưng không phải tất cả bò Wagyu đều là bò Kobe...

Thương hiệu bò Wagyu duy nhất trên thế giới đến từ Kobe, Nhật Bản. Tất cả bò Kobe đều là bò Wagyu, nhưng không phải tất cả bò Wagyu đều là bò Kobe. Bởi vì chỉ cần bò được nuôi theo cách Nhật Bản thì đều được gọi là Wagyu, ở các nước như Australia và Hoa Kỳ, bò nuôi theo cách của Nhật Bản với giống chất lượng vẫn được gọi là Wagyu nhưng kèm thêm tên nước sản xuất như Wagyu Mỹ, Wagyu Australia. Do đó để được gọi là bò Kobe thì bắt buộc bò phải được nuôi tại Kobe, Nhật Bản.

Tuy nhiên, gần đây thịt bò Wagyu có thể được đánh dấu bằng nhãn dán "sản xuất tại Trung Quốc" và đang đe dọa đến những người nông dân Nhật Bản.

Nhật Bản đã xuất khẩu 906,8 tỷ yên (tương đương 8,2 tỷ USD) hàng nông sản vào năm ngoái, mức cao kỷ lục và gần với mục tiêu 1 nghìn tỷ yên của chính phủ nước này. Thịt bò chiếm 24,7 tỷ yên trong tổng số đó, tăng 29% so với năm trước. Nếu sản xuất thịt bò wagyu, có nghĩa là thịt bò Nhật Bản, phát triển ở Trung Quốc thì Nhật Bản có thể mất thị trường châu Á. Những người chăn nuôi gia súc Nhật Bản đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ở Hàn Quốc và Hồng Kông, nơi đang nhập khẩu thịt bò wagyu Australia. Tiếp sau Australia, báo động cạnh tranh đến từ Trung Quốc, giữa tháng 02 vừa rồi, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã triệu tập một ban cố vấn để nghiên cứu làm thế nào Nhật Bản có thể bảo vệ tốt hơn thị trường của mình đối với loại thịt bò có hàm lượng chất béo cao này. Việc kiểm soát xuất khẩu thông qua các phương tiện pháp lý là rất khó khăn. Cơ quan quản lý chỉ có thể buộc tội ai đó lấy tài nguyên bò wagyu ra khỏi đất nước nếu họ không kiểm tra kiểm dịch, một biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật.

Thịt bò Wagyu Nhật Bản với nguy cơ mất thị trường trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giống thịt bò Wagyu hiện không thể được xuất khẩu chỉ vì những hạn chế được đưa ra sau khi dịch bệnh lở mồm long móng năm 2000. Nhưng các lô hàng có thể bắt đầu lại ngay khi Nhật Bản đồng ý thỏa thuận vệ sinh kiểm dịch động thực vật với các quốc gia khác. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khác nhằm hạn chế các giao dịch "được coi là làm suy yếu việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế", tuân thủ các quy tắc do Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra.

Chuyện tương tự cũng xảy ra khi những nông dân Nhật Bản không thể ngăn chặn việc sản xuất một giống nho cao cấp của Nhật đã xuất hiện tại Trung Quốc. Điều này được cho là do họ thiếu tư duy chiến lược để bảo vệ tài sản trí tuệ và không đăng ký sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc theo thời hạn quy định. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, do không có quy tắc quốc tế nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các giống động vật như bò wagyu. Việc thiết lập quyền cho người chăn nuôi gia súc tương tự như đối với người trồng cây ăn quả sẽ khó khăn.

Để hoàn thiện các quy định nhằm bảo vệ nguồn giống động vật và thực vật như bò wagyu, Nhật Bản đã sửa đổi Luật Sáng chế và Luật Ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2019, nhằm ngăn chặn việc mua lại hoặc sử dụng các nguồn dữ liệu bị hạn chế phân phối, ngay cả thông tin không được coi là các bí mật thương mại. Dữ liệu bị hạn chế phân phối đề cập đến thông tin đã được mã hóa hoặc xử lý theo cách khác để hạn chế quyền tiếp cận với một nhóm người nhận giới hạn.

Việc sửa đổi các luật này nhằm mục đích cho phép các công ty bắt đầu các dự án mới hoặc tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm. Nếu trường hợp giống bò wagyu được coi là dữ liệu có giá trị gia tăng cao trong chăn nuôi và nếu việc sử dụng thông tin này là hạn chế, chủ sở hữu hợp pháp nguồn giống này sẽ có công cụ để ngăn chặn rò rỉ tài sản trí tuệ.

V.D