|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thiếu hụt lao động do virus corona đang đe dọa việc sản xuất iPhone

08:00 | 06/02/2020
Chia sẻ
Apple đã đặt hàng các nhà cung cấp để sản xuất tới 80 triệu iPhone trong nửa đầu năm 2020, nhưng virus corona đang cản trở kế hoạch này.
Thiếu hụt lao động do virus corona đang đe dọa việc sản xuất iPhone - Ảnh 1.

Ảnh: Nikkei Asia Review

Nikkei Asian Review trích dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết, các nhà cung cấp chính của Apple đang rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng do sự bùng phát của virus corona. Sự thiếu hụt lao động có thể cản trở các kế hoạch tăng cường sản xuất iPhone của Apple. Trước đó, Apple đã đặt hàng các nhà cung cấp để sản xuất tới 80 triệu iPhone trong nửa đầu năm 2020.

"Điều này là mới đối với tất cả mọi người. ... Chúng tôi phải đối phó với nỗi đau", một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng iPhone cho biết. "Vấn đề sắp xảy ra không phải là liệu chúng tôi có thể tuyển dụng lao động hay không, mà là liệu những công nhân đó có thể tới nhà máy hay không khi các phương tiện giao thông đều bị hạn chế. Chúng tôi không có đủ công nhân tại thời điểm này, vị giám đốc này nói thêm. nói thêm

Corona virus đã gây tác động lớn đến ngành công nghệ toàn cầu, vốn được cho là nhiều hy vọng phục hồi vào năm 2020. Giới phân tích cảnh báo rằng, đại dịch này có thể kéo giảm 10% lượng điện thoại thông minh toàn cầu.

Các nhà máy lắp ráp thường duy trì tỷ lệ sản xuất rất thấp trong dịp tết và công suất sẽ tăng dần sau kỳ nghỉ. Pegatron đã dần dần bắt kịp tốc độ sản xuất iPhone kể từ cuối tháng 1,trong khi Foxconn đặt mục tiêu công suất hoạt động ít nhất 50% vào tuần tới khi chính thức hoạt động trở lại. Nhưng sự thiếu hụt lao động dự kiến sẽ làm chậm tốc độ sản xuất.

Hiện hàng tồn kho của iPhone, đặc biệt là mẫu iPhone 11, đang ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng công suất nhà máy càng trở nên cấp bách hơn.

Mặc dù kỳ nghỉ dự kiến kết thúc vào ngày 09/02. Tuy nhiên, chính quyền nhiều thành phố tại Trung Quốc đang kêu gọi các nhà máy trì hoãn sản xuất hơn nữa.

Tuy nhiên, nhân sự chỉ là một trong những vấn đề mà các nhà cung cấp phải đối mặt, bởi việc làm thế nào để giữ cho khu phức hợp rộng lớn của họ không có virus corona lại là một vấn đề khác.

Thiếu hụt lao động do virus corona đang đe dọa việc sản xuất iPhone - Ảnh 2.

Foxconn, nhà máy gia công iPhone sẽ ngừng hoạt động ở mọi tới hết ngày 9/2. Ảnh: Reuters

"Một khi có một nhân viên được xác nhận đã bị nhiễm virus corona thì toàn bộ nhà máy sẽ phải tạm dừng để tiến hành khử trùng. Điều này có thể gây ra rủi ro lớn cho hoạt động của công ty. Chúng tôi đang cân nhắc việc liệu có nên cho toàn bộ nhân viên trở lại nhà máy làm việc hay không”, một nhà cung cấp linh kiện cho Apple và Huawei có các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc cho biết.

Lắp ráp điện tử cần rất nhiều lao động. Foxconn đang sử dụng khoảng 430.000 công nhân dây chuyền sản xuất, trong khi các công ty có quy mô tương tự hoặc nhỏ hơn chỉ có khoảng 200.000 trong mùa cao điểm. Với hàng chục ngàn nhân viên sống và làm việc cùng nhau tại các khuôn viên rộng lớn, việc ngăn chặn sự bùng phát dịch là một thách thức lớn.

"Liệu chúng tôi có thể thực sự tiếp tục công việc vào ngày 10/2 hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi số ca nhiễm bệnh mới vẫn không ngừng tăng lên. Ngay cả khi nhà máy khởi động lại sản xuất, chúng tôi vẫn khó để tránh coronavirus. Có quá nhiều rủi ro."

Tại một cuộc họp với các nhà đầu tư, ông Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple cho biết rằng, hiện tác động của virus corona là chưa rõ ràng, và việc mở lại hầu hết các nhà máy ở Trung Quốc đã bị hoãn lại cho tới ngày 10/02.

Giống như Apple, phần lớn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi và các nhà sản xuất máy tính xách tay như HP và Dell đều đặt tại Trung Quốc. Trong khi đó, chỉ có Samsung đã chuyển hoàn toàn dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh ra khỏi Trung Quốc, song họ vẫn phải sử dụng linh kiện từ nước này.

Các nhà sản xuất liên quan đến công nghệ khác ở Trung Quốc, bao gồm các công ty robot và nhà sản xuất ô tô, cũng bày tỏ lo ngại về sự gián đoạn dài hạn. Một số người nói rằng chưa có dấu hiệu nào cho biết khi nào việc sản xuất sẽ trở lại bình thường.

Báo cáo vừa được công bố ngày 03/02 của Yuanta Investment Consulting nhận định, "các mẫu điện thoại thông minh ra mắt vào quý II/2020 cũng có thể phải đối mặt với sự chậm trễ. ... Và sự bùng phát virus corona chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều công ty thực hiện đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc".

Hà Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.