Tháng 5 Việt Nam tiếp tục duy trì cán cân thương mại thặng dư với Thụy Điển. Điện thoại và linh kiện cùng giày dép các loại là những mặt hàng xuất khẩu chính; trong khi giấy các loại và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng nhập khẩu tăng vọt.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cung cấp một địa chỉ website hữu ích các cơ quan thương mại tại Thụy Điển nhằm giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tra cứu thông tin.
Năm 1995, Thụy Điển trở thành thành viên EU, vì vậy các qui định về nhãn mác của Thụy Điển cũng phù hợp với các qui định chung của EU. Ngôn ngữ trên nhãn mác phải có ít nhất một trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch và Na Uy.
Đối với hàng hoá có khả năng chứa các bệnh động và thực vật dễ lây lan, khi nhập khẩu vào Thụy Điển bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Thụy Điển thực hiện giám sát thị trường và thực thi các qui tắc an toàn sản phẩm theo qui định của Liên minh châu Âu. EU có cơ chế cảnh báo nhanh RAPEX, giúp trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các nước EU và Ủy ban châu Âu về các sản phẩm nguy hiểm.
Thuỵ Điển có những qui định nhập khẩu riêng đối với một số hàng hóa trong diện hạn chế nhập khẩu. Đồng thời, nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Điển yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép theo qui định của EU.
Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Điển phải làm các thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là thủ tục mà hàng hoá được trả khi hoàn tất khai báo nhập khẩu đi kèm với các chứng từ liên quan, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ hải quan khác cho cơ quan hải quan.
Tại Thụy Điển, các nỗ lực được thực hiện ngày càng nhiều để bảo vệ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời chống lại sự giả mạo trong sản xuất.