|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường thế giới sẽ đi về đâu? Phần 3: Châu Âu

11:16 | 17/11/2017
Chia sẻ
Với tin tức và sự kiện được chia sẻ ngay lập tức trong vòng 24 giờ thông qua các trang mạng xã hội, có vẻ như thế giới vẫn luôn trong trạng thái không ngừng chuyển động.

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tuyên bố táo bạo về nước Mỹ, Triều Tiên liên tục phát đi những thông điệp về chương trình vũ khí hạt nhân của họ và châu Âu rơi vào bất ổn vì Brexit, 24Option tiến hành kiểm tra cách thị trường đang thể hiện và điều gì chờ đợi các nhà giao dịch trong ngắn hạn và giới đầu tư trong dài hạn.

thi truong the gioi se di ve dau phan 3 chau au

Ảnh hưởng Brexit: Châu Âu sẽ đi theo hướng nào?

Kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016, nhiều quốc gia châu Âu, gồm Đức, Pháp và Italy, đã và đang nỗ lực hết mình để hàn gắn châu Âu trở thành một nguồn lực toàn cầu chống lại chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump và sắp tới là nước Anh độc lập.

Tuy nhiên, những tin đồn về các quốc gia Châu Âu nhỏ và độc lập hơn đang tìm cách hình thành những mối quan hệ đặc biệt và mới với nước Anh vẫn chưa kết thúc. Andorra là một ví dụ điển hình, khi quốc gia này hiện không ở trong Liên minh châu Âu (EU) nhưng có địa vị pháp lý đặc biệt trong EU. Liechtenstein nằm trong Khu vực Kinh tế Châu Âu, trở thành một phần của thị trường đơn nhất. Và trong khi quốc gia này không phải là thành viên của Liên minh thuế quan EU, Liechtenstein áp dụng luật pháp EU và nằm trong thị trường nội bộ EU.

Mặc dù việc mong muốn tạo mối quan hệ đăc biệt của Ireland đã thất bại hồi tháng 7 năm nay tại Quốc hội Châu Âu, nhưng nó sẽ không phải là trường hợp cuối cùng, và điều được quan tâm là xem liệu các quốc gia khác có học theo trường hợp này hay không. Không có quốc gia nào khác đi theo con đường này, nhưng sự lựa chọn vẫn chưa kết thúc.

Sự di dời của các ngân hàng

Brexit dường như đã lộn xộn môi trường của nhiều ngân hàng nói riêng và đặc biệt là liệu họ có muốn thành lập chi nhánh ở EU hay không. Tháng 5/2017, việc làm mới trong lĩnh vực tài chính của London giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong khi Frankfurt và Dublin đang nổi lên như những điểm đến ưa thích sau Brexit về thu hút các công việc ngân hàng đầu tư, thông báo về việc phân bổ lại thực tế hoặc kế hoạch di dời sẽ khiến thêm 17.000 việc làm rời London, trong tổng số 94.000 vị trí tại hàng chục ngân hàng đầu tư lớn nhất tại London.

Một số ngân hàng lớn như Bank of America, Deutsche Bank và các ngân hàng khác đã bắt đầu chuyển hàng ngàn việc làm ra khỏi nước Anh để chuẩn bị cho kế hoạch rời khỏi EU của quốc gia này. Mặc dù không thể di chuyển tất cả các hoạt động ra nước ngoài, nhiều ngân hàng đã bắt đầu thuê nhân viên mới ở các địa điểm của EU hoặc di chuyển một số nhân viên từ trụ sở tại London. Hơn thê nữa, nếu Châu Âu cắt đứt các thị trường tài chính của London khi Anh rời khỏi EU, chi phí có thể sẽ tăng lên đối với các ngân hàng châu Âu và các công ty khác. Cả châu Âu và Anh đều có thể bị ảnh hưởng, và thị trường EU có thể sẽ ít cơ hội hơn khi so sánh với các thị trường khác trên toàn cầu.

Một vụ “ly hôn” gay cấn hay tình bạn mới?

Vậy làm thế nào để thị trường nhìn thấy tất cả những thay đổi này, như là một sự chia rẽ của châu Âu, hay như một sự thống nhất mạnh mẽ hơn? Thảm hoạ kinh tế đã được dự đoán là kết quả của việc bỏ phiếu "rời đi" trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit hồi tháng 6/ 2016 hiện vẫn chưa xảy ra. Trong khi đó, nền kinh tế Anh lại tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển khác.

Tuy nhiên, đồng bảng Anh đã giảm mạnh, và vẫn còn thấp hơn mức trước cuộc trưng cầu dân ý. Đồng bảng Anh suy yếu khiến giá cả hàng hoá tại các cửa hàng tăng vọt, và chi phí của nhiều dịch vụ cũng có thể tăng lên. Một hiệu ứng lớn hơn cho các nhà đầu tư đó là giá trị đồng bảng Anh giảm đã giúp thị trường trường khoán khở sắc.

Với thị trường chứng khoán Anh đang trong xu hướng đi lên và các cuộc đàm phán Brexit trở thành tiêu điểm ở khắp châu Âu, có vẻ như một cuộc “ly hôn” chính trị gay gắt sẽ được giải quyết trong vài năm tới. Thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục biến động khi giới đầu tư tìm kiếm các mức mới để hỗ trợ nền kinh tế Châu Âu mới với một nước Anh xa lạ.

Tránh một cuộc “ly hôn” náo loạn

Sự ra đi của nước Anh chắc chắn sẽ để lại một lỗ hổng lớn đôi với tài chính của EU. Khi các cuộc đàm phán về khoản “phí ly hôn” vẫn tiếp tục vào cuối năm 2017, EU muốn đảm bảo tất cả những lời hứa tài chính mà Anh đưa ra, khi vẫn là thành viên của liên minh, được giữ.

Nhưng điều đó có thực sự đơn giản như vậy? Liam Fox, Ngoại trưởng Anh Quốc về Thương mại Quốc tế, nói rằng Anh chỉ có thể đưa ra một con số cho thỏa thuận tài chính với EU khi Brexit đạt được đồng thuận, cảnh báo các nhà lãnh đạo không nên tin những tin đồn rằng London sẽ không tiến hành thỏa thuận.

Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng Standard & Poor's đã cảnh báo rằng xếp hạng tín dụng của Liên minh Châu Âu có thể có nguy cơ bị hạ bậc nếu Anh từ chối trả “phí ly hôn” Brexit, lên đến 60 tỷ euro, nói rằng xếp hạng của EU có thể sẽ chịu áp lực với một kịch bản bất lợi.

Cuối cùng, Anh không thể ra đi mà không bị tổn thương. Nếu không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra ở Châu Âu, nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại của Anh và kết quả, có những hậu quả nghiêm trọng cho sự đầu tư chung ở Anh.

Vì vậy, điều này gợi ý gì cho các nhà giao dịch?

Sau khi cuộc bỏ phiếu Brexit, các đồng tiền châu Âu giảm xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ. Đồng bảng Anh giao dịch so với đồng USD ở mức 1,21 USD hồi đầu năm nay và tỷ giá euro so với USD ghi nhận mức thấp với 1,05 USD trong 12 tháng qua.

Tuy nhiên, các đồng tiền này đã hồi phục phần nào, và lợi nhuận trong tương lai vẫn có thể sẽ tích cực. Nếu Thủ tướng Theresa May có thể cải tổ lại nội các của mình để làm suy yếu sức mạnh của những người ủng hộ Brexit cứng rắn, thì đồng bảng Anh có thể tăng lên. Trong khi đó, đồng euro đã bị rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, nhưng nếu có thể sống sót vượt qua, thì cuối cùng đồng tiền sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Đối tác của 24Option là Alpesh Patel, một nhà phân tích và tác giả đã từng đoạt giải thưởng cho biết: "Trong dài hạn, chúng tôi có thành kiến đối với đồng bảng Anh, cảm thấy thị trường nhìn nhận thực trạng của Brexit sẽ không tồi tệ như những lo ngại trước mắt, với việc lãi suất tăng thúc đẩy đồng bảng Anh đi lên. Cũng như sự tái cân bằng lãi suất nhờ nhu cầu về đồng bảng Anh khi đầu tư nội đại tăng lên, và tài khoản vãng lai tái cân bằng nhờ xuất khẩu tăng.

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là những sản phẩm có rủi ro đáng kể và có thể khiến bạn mất toàn bộ vốn đầu tư của mình".

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).