Thị trường thế giới sẽ đi về đâu? Phần 2: Châu Á
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tuyên bố táo bạo về nước Mỹ, Triều Tiên liên tục phát đi những thông điệp về chương trình vũ khí hạt nhân của họ và châu Âu rơi vào bất ổn vì Brexit, 24Option tiến hành kiểm tra cách thị trường đang thể hiện và điều gì chờ đợi các nhà giao dịch trong ngắn hạn và giới đầu tư trong dài hạn.
Liệu ông Trump đã sẵn sàng để ấn nút khai hỏa?
Trong 2 tháng qua, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn tiếp tục leo thang khi cả 2 bên đều từ chối lùi bước. Triều Tiên đã tiến hành hàng loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân, khiến căng thẳng trong khu vực trở nên tội tệ hơn, và phản ứng với những hành động đó là lời cảnh báo cứng rắn từ Tổng thống Mỹ Doanld Trump. Điều này cũng tạo ra những phản ứng mãnh liệt từ Bình Nhưỡng và thị trường thế giới, song chỉ trong một thời gian ngắn. Thị trường tăng mạnh từ mức thấp nhất sau những phản ứng đầu điều. Liệu phản ứng của thị trường có nghĩa là giới đầu không lo lắng về tình trạng căng thẳng leo thang?
Những lần căng thẳng địa chính trị trước đó đã chứng minh thị trường tài chính toàn cầu không miễn dịch với sự kiện như thế này. Lịch sử cho thấy khi căng thẳng leo thang, dòng vốn sẽ chảy vào các loại tài sản an toàn như trái phiếu, vàng và đồng tiền của những nền kinh tế có thặng dư thương mại như Nhật Bản và Thụy Sĩ. Các báo cáo gần đây về căng thẳng ở Triều Tiên cũng có ảnh hưởng tương tự tới thị trường, dù bị hạn chế vì những đe dọa đó chỉ là lời nói.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn tồn tại. Trong thời gian tới, thị trường sẽ vẫn chịu tác động từ căng thẳng ở Triều Tiên. Với giá trị cao, các thị trường đang tìm kiếm cho mình lý do để thu hẹp đầu tư. Dù là những trở ngại rất nhỏ có thể gây ra những phản ứng kéo dài, tuy nhiên nếu căng thẳng chính trị không leo thang, chúng ta sẽ thấy giới đầu tư rót vốn vào các loại tài sản rủi ro. Hiện, rủi ro địa chính trị có thể chưa có tác động mạnh, song lo ngại về khả năng Tổng thống Trump lựa chọn ấn nút khai hỏa với Triều Tiên vẫn rất cao.
Phải chăng “mặt trời” đang lặn?
Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc, đang đối mặt với một mối đe dọa chưa từng xảy ra từ bên ngoài. Vậy thị trường sẽ phản ứng như thế nào đối với sự kiện này?
Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên có thể dẫn tới những tranh cãi về vấn đề an ninh quốc gia, nhưng giới đầu tư toàn cầu có vẻ loại bỏ đe dọa của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về việc khai hỏa chiến tranh với phần còn lại của thế giới. Trong khi, nguy hiểm tiềm tàng về một cuộc tấn công tên lửa lớn khiến giới đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán và tìm đến các tài sản an toàn dưới dạng vàng và yen Nhật, các nhà giao dịch cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến hạt nhân là rất thấp.
Phản ứng từ thị trường tiền tệ và chứng khoán là khá bình thường và trái ngược với những tuyên bố cứng rắn từ Bình Nhưỡng và Mỹ. Trong khi các chỉ số khu vực đều chạm đỉnh, những số liệu đó không chỉ ra mối đe dọa lớn ở châu Á, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 0,93% và Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,76%.
Vấn đề Triều Tiên sẽ kết nối một châu Âu tan vỡ?
Điều này sẽ không xảy ra.
“EU đã sẵn sàng để tăng cường các chính sách về lệnh trừng phạt và mời Triều Tiên bắt đầu đàm phán lại trong các chường trình của mình vô điều kiện. Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt và đưa ra những giải pháp để đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”, ông Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử hạt nhân lần thứ 6.
Cùng lúc đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thảo luận về vụ thử tên lửa với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni. Một quan chức từ văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, cả 3 nhà lãnh đạo đều thống nhất về việc cần có thêm những lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng.
“Cộng đồng quốc tế cần giải quyết vấn đề này một cách triệt để với mục đích đưa Triều Tiên trở lại vòng đàm phán vô điều kiện. Đồng thời tiến hành việc dỡ bỏ hoàn chỉnh, kiểm chứng và tháo gỡ các chương trình vũ khí đạn đạo và hạt nhân", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu.
Tuy nhiên, nhấn mạnh thêm về sự chia rẽ tại châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý rời EU hồi năm ngoái, các nhà lãnh đạo Anh lại nói nhiều hơn về các biện pháp ngăn chặn quân sự về vấn đề Triều Tiên thay vì biện pháp ngoại giao.
Bất chấp việc châu Âu tiếp tục bị chia rẽ, và các nhà lãnh đạo kêu gọi hành động khác nhau đối với 1 vấn đề, thị trường châu Âu lại đang đi theo chiều hướng tích cực. Đồng bảng Anh lên cao nhất trong 14 tháng so với đồng USD vào ngày 15/9, khi giới giao dịch đặt cược vào khả năng tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh trong thời gian tới, và các nhà đầu tư dường như quan tâm đến tình hình chính sách địa phương nhiều hơn là sự khủng hoảng hạt nhân toàn cầu. Vào khoảng giữa đến cuối tháng 9, các chỉ số của Châu Âu đã loại bỏ hầu hết những lo ngại xung quanh vấn đề Triều Tiên, với chỉ số FTSE tăng 300 điểm kể từ khi căng thẳng diễn ra, đồng thời ghi nhận chỉ số DAX và CAC tăng lần lượt 500 và 250 điểm.
Các chuyên gia nói gì?
Theo đối tác của 24Option là Alpesh Patel, chuyên gia phân tích: "Như tôi đã đề cập trên BBC gần đây, thị trường đang diễn biến không hợp lý, giá vàng nên tăng mạnh hơn khi có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3, và đồng yen sẽ sụp đổ vì Nhật Bản đang bị đe doạ hạt nhân. Trong khi đó, một trong những giao dịch tốt nhất của chúng tôi vào tháng 9 là hoạt động mua vào đồng yen Nhật và đồng bảng Anh. Thị trường đang diễn biến không hợp lý khi cho rằng không có rủi ro lớn xảy ra đối với vấn đề Triều Tiên”.