|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (12/7): Mong muốn hạ lãi suất của Chủ tịch Fed càng có cơ sở khi kinh tế Singapore suy yếu trong quí II?

18:29 | 12/07/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, tình trạng suy yếu trên toàn cầu mà ông Powell dẫn chứng cho động thái cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed một lần nữa hiện diện rõ rệt, khi GDP quí II/2019 của Singapore (đối tác thương mại quan trọng trên thế giới) giảm 3,4%.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (12/7), vào lúc 17h17 giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm, 5 cặp tăng điểm và cặp còn lại đứng giá.

Screenshot (444)

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Trong khi đó, cặp AUD/USD tăng cao nhất với mức tăng 0,26% và cặp USD/CAD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,31%.

Screenshot (445)

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: Investing.com)

Screenshot (446)

Các đồng tiền yết giá hồi phục, đồng USD giảm trên diện rộng

Với việc các đồng tiền yết giá (commodity currency) hồi phục lại sau hai ngày diễn ra phiên điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, đồng USD ngay lập tức suy yếu trên diện rộng trong phiên giao sớm tại châu Âu hôm nay.

Tại phiên điều trần trước quốc hội trong hai ngày 10 và 11/7, Chủ tịch Fed đã khẳng định quan điểm cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ.

Theo Reuters, tình trạng suy yếu trên toàn cầu mà ông Powell dẫn chứng cho động thái cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed một lần nữa hiện diện rõ rệt trong đêm qua.

Cụ thể, tăng trưởng quí II của nền kinh tế Singapore (quốc gia liên quan mật thiết với hoạt động thương mại quốc tế) đã sụt giảm 3,4%.

Bất chấp Singapore là nước giàu dự trữ tiền mặt, mức suy giảm này cho thấy tính chất yếu ớt của chu kì kinh doanh trên toàn cầu trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn, bà Lena Komileva, giám đốc quản lí của công ty tư vấn G+ economics tại London, nhận định.

"Mặc dù không có dự đoán nào về khả năng suy thoái, hoạt động kinh tế, trải dài tư Singapore đến Đức, đi xuống là điều không thể tránh khỏi".

Đồng USD chịu thêm áp lực sau khi nhà phân tích Goldman Sachs cảnh báo về nguy cơ lớn

Đồng USD cũng phải chịu áp lực sau khi các nhà phân tích tại Goldman Sachs cảnh báo về nguy cơ lớn rằng Tổng thống Donald Trump có thể thúc đẩy Fed làm giảm tỷ giá hối đoái USD.

"Chúng tôi dự đoán thị trường sẽ phản ứng theo qui mô lớn, với đồng JPY mạnh hơn, đồng USD và tài sản rủi ro ở thị trường nước ngoài suy yếu thêm", nhiều báo cáo trích dẫn phát biểu của chiến lược gia tiền tệ Michael Cahill.

Vào lúc 17h37 (giờ Việt Nam), chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính đã giảm 0,1% so với cuối phiên giao dịch ngày 11/7, ghi nhận trên Bloomberg ở mức 96,542.

Mỹ đã không sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại hối như một công cụ chính sách trong hơn 20 năm qua, tuy nhiên sự thất vọng của chính quyền hiện tại với tỷ giá USD quá mạnh cũng được ghi lại.

Tháng trước, Tổng thống Trump đã cáo buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cố gắng giảm giá trị cạnh tranh của đồng EUR khi cơ quan này báo hiệu chuyển sang lập trường chính sách mềm mỏng hơn.

Ý định của ECB, được nhấn mạnh trong báo cáo của cuộc họp chính sách công bố hôm 11/7, đã nhận được trọn vẹn sự ủng hộ từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trước đó, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde đã được đề cử vào chiếc ghế Chủ tịch ECB nhằm thay thế nhà lãnh đạo hiện tại, ông Mario Draghi, khi ông này hết nhiệm kì vào tháng 10.

Đồng USD đã giảm gần 0,5 điểm phần trăm so với đồng AUD và NZD đêm qua. Đồng thời, đồng bạc xanh giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng là 1,3019 so với đồng CAD, trước khi phục hồi trở lại mức 1,3026 vào lúc 4h sáng (8h GMT).

Đồng EUR và GBP có mức tăng khiêm tốn hơn so với đồng USD, theo đó tăng lần lượt 0,1% và 0,2%.

Khả Nhân