|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường ngày đầu tuần 22/7, giá gas đảo chiều tăng trở lại gần 1%

07:03 | 22/07/2024
Chia sẻ
Theo ghi nhận, giá gas xoay chiều tăng trở lại với mức điều chỉnh gần 1%. Tại thị trường châu Á, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng chững lại do sự cố mất điện tại Freeport LNG của Mỹ khiến một số chuyến hàng bị hủy và thời tiết mùa Hè thúc đẩy nhu cầu.

Giá gas thế giới hôm nay

Giá gas hôm nay (22/7) tăng 0,97%, lên mức 2,19 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2024 vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).

 

Thông tin từ Reuters cho thấy, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Châu Á giữ ổn định nhờ sự hỗ trợ từ sự cố mất điện tại Freeport LNG của Mỹ khiến một số chuyến hàng bị hủy và do thời tiết mùa Hè thúc đẩy nhu cầu.

Cụ thể, nhà máy Freeport LNG ở Texas, phía Nam Houston, đã ngừng hoạt động vào ngày 7/7 trước khi cơn bão Beryl đổ bộ, gây mất điện và thiệt hại về cơ sở hạ tầng cho các cảng và công ty năng lượng.

Freeport cho biết hôm thứ Hai tuần trước (15/7) rằng họ có kế hoạch khởi động lại một đoàn tàu chế biến trong tuần và hai đoàn tàu còn lại ngay sau đó, nhưng sản lượng sẽ giảm trong khi tiếp tục sửa chữa. Lượng khí nạp vào cơ sở đã tăng vào thứ Năm (18/7) nhưng việc nạp tàu vẫn chưa được tiếp tục, dẫn đến số lượng tàu chở LNG chờ nạp ngày càng tăng.

Các nhà phân tích cho biết nhà xuất khẩu LNG đã hủy khoảng 7 - 10 chuyến hàng vì lý do này.

Ông Martin Senior, Phó giám đốc định giá LNG tại Argus, cho biết: “Khoảng một tháng sản xuất… đã bị rút khỏi thị trường do hủy chuyến hàng, điều này đã hỗ trợ giá trong những ngày gần đây”.

Còn theo ông Siamak Adibi, Giám đốc phân tích nguồn cung khí đốt và LNG tại công ty tư vấn FGE, cho biết, mặc dù ảnh hưởng đến giá giao ngay, sự cố ngừng hoạt động của Freeport dự kiến ​​chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà không gây ra những thay đổi đáng kể về mặt cơ bản của thị trường.

“Miễn là mức dự trữ vẫn ở mức lành mạnh tại châu Âu và nhu cầu của châu Âu không tăng mạnh, tình trạng mất điện ngắn hạn như ở Freeport có thể được quản lý bằng cách thay đổi từ các nhà cung cấp khác. Ví dụ, nguồn cung cấp đường ống của Na Uy có thể tăng tốc và lấp đầy khoảng trống khi cần thiết vào lúc này.

Câu hỏi đặt ra là tình trạng mất điện này sẽ kéo dài trong bao lâu và khi nào chúng có thể xảy ra lần nữa… Những sự cố này có thể gây ra tác động rất lớn nếu xảy ra vào mùa Đông khi lượng nước rút khỏi kho lưu trữ ở châu Âu tăng đột biến”, ông Adibi phân tích.

Nhu cầu mùa hè cũng khiến một số nhà nhập khẩu tìm kiếm các lô hàng để giao vào tháng 8 và tháng 9, ông Wei Xiong, Nhà phân tích của Rystad Energy, cho biết trong một lưu ý. Và những người mua đó bao gồm: JERA, Tohoku Electric và Kansai Electric của Nhật Bản, và GAIL, Indian Oil Corporation và Gujarat State Petroleum của Ấn Độ.

Song song đó, công ty PTT của Thái Lan và công ty Korea Midland Power của Hàn Quốc cũng đã phát hành thầu tìm kiếm nguồn cung cấp LNG.

Tại châu Âu, giá khí đốt ổn định do lượng hàng tồn kho dồi dào và kỳ vọng tốc độ gió sẽ tăng vào cuối tuần.

Ảnh: Lạc Yên

Giá gas trong nước tháng 7 giữ ổn định

PLO thông tin, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Năng lượng TP HCM cho biết, từ 1/6 giá gas giảm 3.000 đồng/bình 12kg và 12.500 đồng/bình 50kg.

Theo đó, giá gas bán lẻ các sản phẩm City Petro, Vina Pacific Petro, Vimexco đến người tiêu dùng không vượt quá 468.000 đồng/bình 12kg và 1.948.000 đồng/bình 50kg.

Tương tự Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết, từ 1/6 giá gas Saigon Petro giảm 3.500 đồng/bình 12kg.

Theo đó, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không vượt quá 430.500 đồng/bình 12kg.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo, từ 1/6 giá gas PetroVietNam Gas giảm 3.000 đồng/bình 12kg và 11.250 đồng/bình 45kg.

Theo các công ty, do giá gas thế giới tháng 6 chốt 572,5 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước. Vì vậy, các công ty điều chỉnh giá gas trong nước giảm theo.

Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas giảm với tổng mức 13.500 đồng/bình 12kg.

 

Lạc Yên

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.