|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường M&A nội địa Trung Quốc tăng chóng mặt nhờ tiêu dùng

11:56 | 20/02/2017
Chia sẻ
Số liệu của Thomson Reuters cho thấy, các thương vụ M&A trong nước Trung Quốc đã lên tới 7,1 tỷ USD từ đầu năm tới nay, gần gấp đôi con số cùng kỳ năm trước và đang trên đà vượt qua con số 46 tỷ USD của năm 2016.

Các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) của Trung Quốc tại nước ngoài đang giảm nhiệt sau hai năm cao kỷ lục khi Bắc Kinh siết kiểm soát dòng vốn rời khỏi quốc gia này, tuy nhiên các thương vụ M&A trong nước Trung Quốc thì đang tăng, các quy định mới sẽ giúp những người mua nước ngoài dễ dãng tiếp cận tiềm năng tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc hơn.

Số liệu của Thomson Reuters cho thấy, các thương vụ M&A trong nước Trung Quốc đã lên tới 7,1 tỷ USD từ đầu năm 2017 tới nay, gần gấp đôi con số cùng kỳ năm trước và đang trên đà vượt qua con số 46 tỷ USD của năm 2016. Trong khi đó, giá trị các thương vụ người Trung Quốc thực hiện ở nước ngoài giảm hơn 40% xuống còn 8,4 tỷ USD.

Các thương vụ trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng chiếm gần một nửa số các giao dịch gần đây, vượt xa bất động sản và tài chính vốn trước đây chiếm đa số trong các giao dịch M&A trong nước Trung Quốc.

Hãng đầu tư Bỉ Verlinvest đang dẫn đầu xu hướng này. Verlinvest đã thành lập một liên doanh vốn 300 triệu USD với tập đoàn tài nguyên khoáng sản quốc gia Trung Quốc (China Resources) năm ngoái và đến nay đã giải ngân hơn một nửa số tiền.

Verlinvest, hiện quản lý tiền cho gia đình sáng lập hãng đồ uống nổi tiếng Anheuser-Busch InBev, đang nắm cổ phần đa số hay thiểu số tại các thương hiệu phương tây hàng đầu do đó có thể thúc đẩy các thương hiệu này thông qua các kênh phân phối của China Resources tại Trung Quốc, người phụ trách hoạt động tại châu Á Nicholas Cator cho biết.

Theo Cator, Verlinvest sẽ tập trung vào các ngành tăng trưởng cao dựa trên xu hướng tiêu dùng, như các thực phẩm liên quan tới sức khỏe và các sản phẩm đồ uống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phim ảnh hay giải trí, hoặc bất cứ thứ gì liên quan tới nội dung hay sản phẩm văn hóa.

Liên doanh của Verlinvest trong tháng 12 vừa rồi đã mua một số cổ phần không được tiết lộ của Oatly, một nhà sản xuất các sản phẩm không chứa sữa Thụy Điển, và có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Trung Quốc. Tháng 11, công ty này cũng mua đa số cổ phần tại Red Sun Enterprise, doanh nghiệp hiện sở hữu nhiều nhà nghỉ dưỡng cao cấp ở Thượng Hải và Nam Ninh.

Theo Reuters, các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh đang nỗ lực để tái cân bằng nền kinh tế đang nghiêng quá nhiều về công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, mong muốn hướng về phía tiêu dùng trong nước nên về lý thuyết các khoản đầu tư vào Trung Quốc sẽ được chào đón. Tuy nhiên, thực tế là dòng vốn ngoại đã gặp phải nhiều rào cản gia nhập.

Điều đó có vẻ như đang thay đổi. Sau khi thử nghiệm tại một vài khu thương mại tự do của mình, tháng 10 vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu chương trình tự do hóa mới trên khắp cả nước. Ngoại trừ một số ngành thuộc danh sách có phần quá nhạy cảm, các khoản đầu tư nước ngoài không còn cần phải vượt qua một hệ thống phê duyệt hành chính rườm rà, và thậm chí có một số nới lỏng trong danh sách giới hạn cấm.

Tracy Wut, chuyên gia M&A tại hãng luật Baker McKenzie tại Hong Kong cho rằng, hướng đi của Trung Quốc có nghĩa rằng với hầu hết các ngành, không thuộc danh sách hạn chế - bị giám sát nhiều hơn, quá trình tành lập doanh nghiệp và những thay đổi trong đó có việc chuyển nhượng cổ phần sẽ đơn giản hơn.

Từ danh sách hạn chế sửa đổi gần đây, có thể thấy những nới lỏng hơn trong một số ngành mà chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích đầu tư nước ngoài.

CDIB International Capital Corp., một phần của tập đoàn tài chính Đài Loan China Development Financial Holding (CDF) cũng đã nắm bắt cơ hội này. Tháng Tám năm ngoái, CDIB đã đầu tư 200 triệu nhân dân tệ (29,2 triệu USD) mua cổ phần của hãng bán lẻ đồ thể thao ngoài trởi Tutwo (Xiamen) Outdoor, kỳ vọng tăng trưởng trong ngành sản xuất trang thiết bị leo núi, trượt tuyết, cắm trại tại Trung Quốc.

Vấn đề lớn nhất trong câu chuyện M&A này, theo David Cogman - truyên gia về Trung Quốc tại McKinsey & Co., là vấn đề định giá cao tài sản Trung Quốc.

Các doanh nghiệp dịch vụ và hàng tiêu dùng niêm yết tại Thâm Quyến và Thượng Hải có giá cao gấp khoảng 30 lần doanh thu, so với tỷ lệ 17 lần của các doanh nghiệp niêm yết tại Hong Kong và khoảng 20 lần với các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ, theo Thomson Reuters.

PT

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.