|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường gạo thế giới tháng 3 diễn biến trái chiều

07:54 | 06/04/2021
Chia sẻ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 9 năm trong tháng qua, nhờ các đơn đặt hàng mới tăng lên, trong khi giá gạo Ấn Độ đứng ở gần mức cao nhất 1 tháng do nhu cầu tiêu thụ tốt từ các nước châu Á và châu Phi.

Trong khi đó, gạo Thái Lan xuống giá do đồng baht của Thái Lan suy yếu so với đô la Mỹ.

Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm tăng lên 398 – 403 USD/tấn, từ mức 393 – 399 USD/tấn, do nhu cầu tiêu thụ ở mức cao và đồng rupee tăng giá. Người mua đã tăng cường mua gạo hàng cho các lô hàng giao tháng 4 và 5.

Tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm được chào bán ở mức 500 - 518 USD/tấn, so với 515 - 560 USD/tấn vào đầu tháng. Các thương nhân cho rằng, sự biến động về giá gạo là do biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng baht đã giảm 2,9% so với đô la Mỹ kể từ đầu tháng 3. 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giá gạo xuất khẩu tăng phản ánh sự gia tăng giá trong nước, là do nguồn cung trong nước thắt chặt hơn do lo ngại hạn hán.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tăng lên 515 - 520 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, từ mức 505 – 510 USD/tấn đầu tháng. 

Nhu cầu đang tăng, với nhiều tàu cập cảng Sài Gòn để bốc gạo. Các thương nhân dự đoán giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục ở mức cao do nhu cầu toàn cầu đối với ngũ cốc vẫn còn mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu suy giảm.

Công ty Cổ phần Lương thực Miền Nam Việt Nam (Vinafood 2) đã giành được hợp đồng xuất khẩu 50.000 tấn gạo 5% tấm sang Bangladesh, quốc gia có truyền thống là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới nhưng đã chuyển sang nhập khẩu sau nhiều đợt lũ lụt liên tiếp.

Bộ Lương thực Bangladesh cho biết nước này đã chấp thuận mua 100.000 tấn gạo, 50.000 tấn mỗi loại từ Ấn Độ và Việt Nam.

H.Mĩ

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.