|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng quyền tuần (18 - 22/5): Nhóm HPG bùng nổ, chứng quyền ROS giảm sâu

20:34 | 24/05/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng quyền tuần 18 - 22/5 ghi nhận sự khởi sắc của nhóm chứng quyền HPG, ngược lại chứng quyền ROS lao dốc ngay trong tuần giao dịch đầu tiên.
g - Ảnh 1.

Chứng quyền HPG giao dịch khởi sắc trong tuần 18 - 22/5. Ảnh: Sơn Tùng.

Thêm 10 mã chứng quyền mới chính thức được giao dịch

Trong tuần giao dịch vừa qua, thị trường chứng quyền ghi nhận thêm 10 mã mới được đưa vào giao dịch chính thức, đây là các chứng quyền của Chứng khoán KIS Việt Nam, Chứng khoán MB (MBS) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) được xây dựng dựa trên cổ phiếu cơ sở gồm ROS, MSN, PNJ, TCB, VNM, VPB, MBB, MWG.

g - Ảnh 2.

Thị trường chứng quyền ghi nhận thêm 10 mã chứng quyền mới được đưa vào giao dịch trong tuần 18 - 22/5. Nguồn: HOSE.

Trong đợt này, Chứng khoán KIS phát hành thêm một chứng quyền mới là CROS2002 dựa trên cổ phiếu ROS với thời hạn 8 tháng và tỉ lệ chuyển đổi 1:1; chứng quyền sẽ đáo hạn vào ngày 16/12.

Chứng khoán MB phát hành các chứng quyền MSN, VNM kì hạn 4 tháng và chứng quyền PNJ, TCB, VPB kì hạn 3,5 tháng. Trong đó, hai mã CMSN2004 và CPNJ2004 có tỉ lệ chuyển đổi 5:1; hai mã CTCB2004 và CVPB2005 có tỉ lệ chuyển đổi 2:1; còn lại chứng quyền CVNM2003 tỉ lệ 10:1.

Chứng quyền Bản Việt phát hành thêm 4 chứng quyền mới kì hạn 6 tháng, bao gồm chứng quyền CMBB2005 và CTCB2003 tỉ lệ chuyển đổi 1:1; hai mã CMWG2006 và CPNJ2003 tỉ lệ 5:1.

Trong số chứng quyền mới được phát hành, chỉ có 3 chứng quyền của MBS ở trong tình trạng lãi vị thế gồm CTCB2004 (10,2%), CVNM2003 (5,4%) và CVPB2005 (7,2%). Ngược lại, các mã khác đều trong trạng thái lỗ vị thế, đáng chú ý chứng quyền CROS2002 của KIS tạm lỗ tới 57,6%.

Chứng quyền HPG giao dịch bùng nổ

Về diễn biến trong tuần qua, thị trường chứng quyền giao dịch khởi sắc với 40 mã tăng giá so với 19 mã giảm giá, còn lại 4 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, chứng quyền HPG ghi nhận giao dịch bùng nổ và xuất hiện nhiều cơ hội "ăn bằng lần".

g - Ảnh 3.

Top10 chứng quyền tăng giá mạnh nhất trong tuần qua. Nguồn: HOSE.

Đơn cử, chứng quyền CHPG2004 của SSI tăng giá gấp hơn 3 lần từ 1.260 đồng/w lên 4.030 đồng/cw; mã CHPG2001 của HSC tăng 138,1% từ 840 đồng/cw lên 2.000 đồng/cw. Các mã còn lại CHPG2007, CHPG2002, CHPG2006, CHPG2005 cũng ghi nhận lợi suất ở mức hai con số.

Sự bùng nổ của cổ phiếu HPG với kì vọng hưởng lợi từ việc đầu tư công đã tạo động lực bứt phá của nhóm chứng quyền này. Trong tuần qua, cổ phiếu HPG tăng giá gần 16% từ 23.500 đồng/cp lên 27.250 đồng/cp.

Top10 tăng giá cũng ghi nhận cơ hội "ăn bằng lần" tại chứng quyền CTCB2004 với hiệu suất 123,8% từ 1.050 đồng/cw lên 2.350 đồng/cw. Một số chứng quyền khác giao dịch khởi sắc có thể kể đến như CVPB2005, CVNM2003, CDPM2002, CFPT2002 và CMWG2006.

Chứng quyền ROS của Chứng khoán KIS giảm sâu ngay trong tuần giao dịch đầu tiên

Ở chiều ngược lại, nhiều chứng quyền vẫn chứng kiến xu hướng giảm trong tuần qua, đặc biệt là các chứng quyền mới được niêm yết.

Chứng quyền CROS2002 của KIS giảm 35% ngay trong tuần giao dịch đầu tiên, từ mức giá 1.000 đồng/cw rơi về còn 650 đồng/cw. Hai mã CMBB2005 và CTCB2003 của VCSC giảm lần lượt 35% và 34% xuống vùng giá trên 1.300 đồng/cw.

Bộ đôi chứng quyền CMWG2001 và CREE2001 giảm lần lượt 20% và 15,8%. Trong đó, chứng quyền CMWG2001 rơi xuống chỉ còn 40 đồng/cw, mã CREE2001 kết tuần tại 160 đồng/cw.

g - Ảnh 4.

Top10 chứng quyền giảm giá nhiều nhất tuần qua. Nguồn: HOSE.

Ở nửa dưới top giảm giá ghi nhận các chứng quyền của chứng khoán KIS, trong đó chứng quyền CVIC2002 giảm 12,1%; ba chứng quyền MSN giảm lần lượt 9,5%; 10,1% và 12,1%; còn lại chứng quyền CDPM2001 giảm 9,3% xuống 1.070 đồng/cw.

Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng

Với diễn biến sôi động trên thị trường chứng quyền trong tuần qua, giá trị giao dịch cũng tăng vọt so với tuần trước dù khối lượng giảm sút. Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 38,2 triệu đơn vị, giảm 11,9% so với tuần trước đó; mặt khác, nhờ sự khởi sắc của các mã vốn hóa lớn, giá trị giao dịch tăng 47,2% lên 51,56 tỉ đồng.

g - Ảnh 5.

Nguồn: HOSE.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng với mức độ cao hơn so với thời gian trước. Tính trong tuần qua, khối ngoại mua vào hơn 6 triệu đơn vị trong khi bán ra tới 10,2 triệu đơn vị, đóng góp 26,7% thanh khoản toàn thị trường.

Về giá trị giao dịch, khối này mua vào 5,93 tỉ đồng và bán ra 8,56 tỉ đồng. Giá trị bán ròng ở mức 2,63 tỉ đồng, cao gấp gần 1,5 so với tuần trước. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài.

Sơn Tùng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.