|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (9/2): Cổ phiếu trụ gây áp lực, VN-Index giảm hơn 8 điểm, nhóm thủy sản, dệt may ngược dòng khởi sắc

13:59 | 09/02/2023
Chia sẻ
Sau phiên hồi phục hôm qua, VN-Index mở phiên sáng nay giảm hơn 2 điểm. Sau 40 phút giao dịch, số mã tăng đang tạm thời chiếm ưu thế, tuy nhiên chỉ số chưa thể thoát khỏi vùng giá đỏ do ảnh hưởng tiêu cực từ một số cổ phiếu lớn như VIC, VHM, SAB, VNM.

Đóng cửa, VN-Index giảm 8,19 điểm (0,76%) về 1.064,03 điểm, HNX-Index tăng 0,3 điểm (0,14%) đạt 210,91 điểm, UPCoM-Index tăng 0,82 điểm (1,07%) đạt 77,25 điểm.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.064,03 điểm, giảm 8,19 điểm, tương ứng 0,76% với thanh khoản giảm 16% so với phiên giao dịch trước. Tuy thị trường giảm điểm nhưng độ rộng lại khá cân bằng, một số dòng chứng kiến mức tăng ấn tượng như dầu khí, dệt may, thuỷ sản, ... tăng điểm từ sớm và giữ được mức tăng cho đến cuối phiên.

Đà giảm chủ yếu vẫn nằm ở nhóm cổ phiếu trụ (VCB, VHM, TCB, HPG, MSN, ...). Như vậy sau khi thử thách thất bại vùng MA20 thì thị trường đã tiếp tục quay đầu giảm, tuy nhiên thanh khoản không lớn, diễn biến giảm điểm ở cuối phiên do cổ phiếu trụ và không có mã sàn. 

Sắc đỏ bao phủ thị trường trong phiên hôm nay. Ghi nhận trên sàn HOSE, số mã giảm giá là 372 mã, áp đảo so với 409 mã tăng giá và 205 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm VN30 có đến 23 mã giảm giá, trong khi có 7 mã tăng giá. Cổ phiếu VJC dẫn đầu chiều giảm với tỷ lệ mất giá là 5,6%.

Đà giảm giá của thị trường diễn ra trên diện rộng, với sắc đỏ tại hầu hết các nhóm ngành. Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt gần 554,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 10.476 tỷ đồng.

Tính đến 13h30,  VN-Index giảm 2,93 điểm (0,27%) về 1.069,29 điểm, VN30-Index giảm 5,38 điểm (0,5%) xuống 1.068 điểm.

Ngoài nhóm xuất khẩu, dầu khí thì nhóm cổ phiếu thực phẩm cũng trở lại hút tiền trong phiên chiều nay. Nhóm vốn hóa lớn trong rổ VN30 tiếp tục rung lắc nên chỉ số không có nhiều sự thay đổi.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,82 điểm (0,36%) về 1.068,4 điểm, HNX-Index giảm 0,13 điểm (0,06%) về 210,49 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,12%) xuống 76,52 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 9/2. (Nguồn: VNDirect).

Nhóm VN30 giao dịch kém sắc với sắc đỏ áp đảo kéo thị trường giảm điểm. Đơn cử một số mã giảm giá mạnh nhất như VIC giảm 2,6%, VHM (-2,5%), VJC (-1,9%), SAB (-1,8%), STB (-1,4%), ... Trong khi đó, PLX và GAS duy trì đà tăng ủng hộ thị trường.

Diễn biến tương tự tại nhóm ngân hàng, các cổ phiếu vốn hoá lớn như VCB, TCB, STB, HDB, VIB giảm điểm, CTG và ACB giao dịch tại giá tham chiếu.

Về thanh khoản, giá trị giao dịch trên toàn thị trường duy trì ở mức thấp vơi hơn 4.617 tỷ đồng, tương đương gần 257,5 triệu đơn vị cổ phiếu. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh trên HOSE tương đương phiên trước với 3.116 tỷ đồng.

 Cổ phiếu VCB là mã tác động tiêu cực nhất lên thị trường phiên sáng ngày 9/2. (Ảnh: Thu Thảo).

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 4,01 điểm (0,37%) còn 1.068,21 điểm, VN30-Index giảm 7,6 điểm (0,71%) về 1.065,78 điểm.

VN-Index nới rộng đà giảm về giữa phiên sáng với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Dòng tiền tập trung vào nhóm xuất khẩu bao gồm thủy sản, dệt may trong phiên sáng nay.

Với nhóm thủy sản, các mã IDI, CMX, ANV, ACL tăng kịch trần từ sớm, thanh khoản khớp lệnh cũng lọt Top cao nhất sàn HOSE, cùng với đó VHC, FMC, GIL tăng hơn 4%. Tương tự, cổ phiếu dệt may cũng lan tỏa sắc xanh với các đại diện như TNG, VGT, GIL, EVE, MSH, ...

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 1,56 điểm (0,15%) xuống 1.070,66 điểm, HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,16%) đạt 210,96 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,32%) đạt 76,68 điểm.

Sau phiên hồi phục hôm qua, VN-Index mở phiên sáng nay giảm hơn 2 điểm. Sau 40 phút giao dịch, số mã tăng đang tạm thời chiếm ưu thế, tuy nhiên chỉ số chưa thể thoát khỏi vùng giá đỏ do ảnh hưởng tiêu cực từ một số cổ phiếu lớn như VIC, VHM, SAB, VNM.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên VN-Index đang dao động biên độ hẹp với dòng tiền có thể sẽ tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. 

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 8/2 đồng loạt giảm sút khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới các báo cáo kết quả kinh doanh mới được công bố. Phố Wall cũng đang dự báo chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tương lai.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt gần 208 điểm, tương đương 0,61%, và đóng cửa ở 33.949 điểm. S&P 500 giảm 1,11% xuống còn 4.118 điểm. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite sụt 203 điểm, tương đương 1,68%, còn gần 11.911 điểm.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.