|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (22/11): Áp lực bán thường trực, VN-Index giảm gần 9 điểm

14:50 | 22/11/2022
Chia sẻ
VN-Index và VN30-Index gặp áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên do áp lực chốt lời ngắn hạn với trạng thái giằng co mạnh giữa cung và cầu. Ngoại trừ một vài mã bất động sản tăng trần thì các cổ phiếu nhìn chng đang chịu áp lực đầu phiên.

 Diễn biến các chỉ số thị trường. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Đóng cửa, VN-Index giảm 8,53 điểm (0,89%) về 952,12 điểm, HNX-Index tăng 2,26 điểm (1,18%) lên 194,66 điểm, UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (1,13%) đạt 68,41 điểm. 

VN-Index kết phiên giảm 8,53 điểm xuống 952,12 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 11,35 điểm còn 945,54 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 556 mã tăng/334 mã giảm, ở rổ VN30 có 11 mã tăng, 18 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu.

Tại nhóm vốn hóa lớn, NVL sau khi được "giải cứu" vào cuối phiên sáng đã trở lại với sắc xanh sàn khi áp lực bán dâng cao trong phiên chiều. Đóng cửa, cổ phiếu của Novaland dừng tại 25.350 đồng/cp với khối lượng dư bán giá sàn hơn 6,6 triệu đơn vị. Với lượng khớp lệnh khủng trong phiên sáng này, mã này vẫn đứng đầu Top thanh khoản với hơn 128,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 3.290 tỷ đồng. 

Tương tự, dù lực cầu xuất hiện giúp PDR không còn trong trạng thái tắt thanh khoản, mã này vẫn chất bán giá sàn gần 80,6 triệu đơn vị khi đóng cửa.

Với sắc đỏ của VIC, VHM, VCB, MSN, GAS, NVL, GVR,... lực đỡ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, VNM, EIB không thể giúp thị trường đóng cửa trong sắc xanh và ghi nhận phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp.

Tính đến cuối phiên, các mã đa phần đều hạ nhiệt trở lại sau nhịp hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn trước như thép, cổ phiếu lớn rổ VN30. Điểm sáng thị trường đến từ nhóm dầu khí và chứng khoán khi duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch.

VN-Index đã có một phiên giao dịch với biên độ lớn, từ 948 đến 985 điểm. Thị trường đóng cửa với cây nến râu dài phía trên thể hiện lực chốt lời tương đối lớn. Nhà đầu tư được khuyến nghị vẫn cần thận trọng và hạn chế FOMO trong bối cảnh thị trường đang dò đáy như hiện tại.

 Thống kê thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 3,16 điểm (0,33%) về 957,49 điểm, VN30-Index giảm 4,28 điểm (0,45%) xuống 952,61 điểm.

Sau 60 phút giao dịch buổi chiều, VN-Index đỏ nhẹ hơn 3 điểm, tuy nhiên nhiều cổ phiếu dao động mạnh từ giá trần về mức tham chiếu, hay từ tăng 5 - 6% về đỏ nhẹ. Theo dự báo trước đó của công ty chứng khoán nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế FOMO khi thị trường rung lắc mạnh.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index chỉ còn tăng 1,25 điểm (0,13%) đạt 961,9 điểm, HNX-Index tăng 3,91 điểm (2,03%) lên 196,31 điểm, UPCoM-Index tăng 0,92 điểm (1,36%) đạt 68,56 điểm.

Sự hào hứng từ giữa phiên sáng nay đã không được duy trì khi cung thường trực canh bán. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp với gần 10.736 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên HOSE gấp gần 2,5 lần so với phiên trước, đạt hơn 9.431 tỷ đồng. 

Tính đến hết phiên sáng, cổ phiếu của Novaland là tâm điểm giao dịch khi ghi nhận số lượng cổ phiếu khớp lệnh kỷ lục lên đến hơn 112,9 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 2.894 tỷ đổng, chiếm 30,6% giá trị thanh khoản khớp lệnh của sàn HOSE phiên sáng nay.

Sau khi được "giải cứu", NVL đã có thời điểm tăng mạnh nhất 3,8% lên 28.300 đồng/cp, tuy nhiên lực cung giá thấp áp đảo sau đó vẫn khiến mã này dừng phiên sáng giảm 5%. Trong khi PDR vẫn chưa thể thoát cảnh nằm sàn, tuy nhiên vẫn đứng thứ hai trong Top thanh khoản sáng nay với khối lượng khớp lệnh lên tới 34,3 triệu đơn vị.

Nhìn chung thị trường sáng nay biến động mạnh với sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Dòng bất động sản, thép, bia & đồ uống, chứng khoán, ... nhìn chung vẫn chưa thể hòa chung với sắc xanh của các nhóm ngành còn lại như ngân hàng, sản xuất thực phẩm, dầu khí, xây dựng & vật liệu, ...

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 16,74 điểm (1,74%) lên 977,39 điểm, VN30-Index tăng 18,62 điểm (1,95%) đạt 975,51 điểm.

Động lực tăng xuất hiện về giữa phiên sáng nhờ nỗ lực đảo chiều của nhóm vốn hóa lớn. Tín hiệu hồi phục từ mã NVL sau nhiều ngày giảm sàn mất thanh khoản đã lan tỏa sang các mã còn lại trong nhóm vốn hóa lớn. Dù chưa được "giải cứu" PDR đang có dòng tiền hấp thụ giá sàn sau chuỗi phiên cạn thanh khoản.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 1,73 điểm (0,18%) xuống 959,92 điểm, HNX-Index tăng 2,16 điểm (1,12%) lên 194,57 điểm, UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,92%) lên 68,27 điểm.

VN-Index và VN30-Index gặp áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên do áp lực chốt lời ngắn hạn với trạng thái giằng co mạnh giữa cung và cầu. Ngoại trừ một vài mã bất động sản tăng trần thì các cổ phiếu nhìn chng đang chịu áp lực đầu phiên. 

Chỉ số chính có thời điểm rơi về sát mốc 950 điểm nhưng lực cầu chủ động gia nhập đã khiến VN-Index ổn định trở lại. Tính đến hiện tại, cổ phiếu dầu khí đang giao dịch tích cực nhất trong khi các nhóm còn lại đang luân phiên điều tiết giữ nhịp cho thị trường.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 21/11 trong sắc đỏ sau khi Trung Quốc ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19, khiến nhà đầu tư lo ngại đất nước tỷ dân sẽ áp dụng lại các biện pháp phòng dịch hà khắc. Cổ phiếu năng lượng và giá dầu thô cùng đi xuống. 

Chỉ số S&P 500 giảm 0,39% còn gần 3.950 điểm, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 1,09% và đóng cửa ở 11.025 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm ít nhất khi chỉ mất 0,13% và kết phiên ở 33.700 điểm.

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.