|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (21/1): Nhóm ngân hàng kéo thị trường, họ dầu khí hồi phục, VN-Index tăng gần 8 điểm

15:00 | 21/01/2022
Chia sẻ
Xu hướng phân hóa đã trở lại với nhóm cổ phiếu địa ốc. Đáng nói trong khi nhiều mã đầu cơ như DIG, ROS, HQC, LDG, HDC, CII, QCG, SCR,... duy trì được sắc tím trần thì nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản như VRE, PDR, HDG, NLG, KDH,... lại đang quay đầu giảm điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,59 điểm (0,52%) lên 1.472,89 điểm, HNX-Index tăng 6,04 điểm (1,47%) đạt 417,84 điểm, UPCoM-Index đứng giá tham chiếu.

Thị trường chứng khoán (21/1): Nhóm ngân hàng kéo thị trường, họ dầu khí hồi phục, VN-Index tăng gần 8 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 21/1. (Nguồn: VNDirect).

Tiếp nối phiên hồi phục hôm qua, thị trường có một phiên giao dịch tương đối dễ thở sau chuỗi ngày căng thẳng vì áp lực bán tháo. VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tăng gần 8 điểm và vượt mốc 1.470 điểm.

Sắc xanh của thị trưởng chủ yếu được củng cố bởi đà tăng của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu dòng ngân hàng. Riêng cổ phiếu của các nhà băng đã góp hơn 9 điểm cho VN-Index.

Phiên hôm nay cũng chứng kiến sự luân chuyển mạnh mẽ của dòng tiền. Vào phiên sáng, dòng tiền xoay quanh các nhóm chính là bất động sản, xây dựng, ngân hàng thì đến phiên chiều nhóm dầu khí bất ngờ trở thành nhóm thu hút sự chú ý của dòng tiền.

Thanh khoản thị trường có phần giảm nhẹ trong phiên chiều, tính chung cả phiên thì tổng giá trị giao dịch đạt trên 27.415 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ cổ phiếu được mua bán. Tính riêng sàn HOSE thì giá trị giao dịch đạt gần 23.000 tỷ đồng, nhỉnh hơn khoảng 500 tỷ đồng so với phiên hôm qua.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, nhóm này rút ròng hơn 1.100 tỷ đồng. Trong đó áp lực bán chủ yếu đặt tại KBC với giá trị bán ròng gần 234 tỷ đồng, HPG (128 tỷ đồng), DGW (89,1 tỷ đồng) và VIC (80,9 tỷ đồng).

VN-Index đóng cửa khá tích cực tuy nhiên vẫn nằm dưới kháng cự MA20. Tuần giao dịch tới có thể khá biến động khi hàng T+3 phiên bắt đáy về tài khoản cũng như tâm lý rút tiền nghỉ tết của nhà đầu tư trong tuần giao dịch cuối cùng.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 7,59 điểm (0,52%) lên 1.472,89 điểm, VN30-Index tăng 9,32 điểm (0,62%) đạt 1.502,13 điểm.

Nhóm dầu khí phục hồi mạnh mẽ trong phiên chiều, ngoài GAS vẫn đang giao dịch dưới ngưỡng, các mã còn lại gồm PVD, PVS, PLX, PVB, OIL, PVT, PVC đồng loạt lấy lại sắc xanh. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng vẫn đóng vai trò là trụ đỡ chính của thị trường.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,2 điểm (0,22%) lên 1.468,5 điểm, HNX-Index tăng 8,77 điểm (2,13%) đạt 420,57 điểm, UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (0,45%) lên 110,16 điểm.

Thị trường chứng khoán (21/1): Bank kéo thị trường, nhóm BĐS phân hóa, VN-Index chỉ còn tăng hơn 3 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 21/1. (Nguồn: VNDirect).

Áp lực bán gia tăng khiến đà tăng bị thu hẹp về cuối phiên sáng. Tại nhóm cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn, các mã MBB, BID, TCB, CTG… thu hẹp đà tăng, cùng với VIC, GAS tiếp tục giảm điểm đã khiến VN-Index hạ nhiệt.

Theo quan sát, nhiều cổ phiếu dầu khí điều chỉnh trong phiên hôm nay. Hai mã giảm mạnh nhất là GAS và PVD với tỷ lệ mất giá trên 2%, ngoài ra các mã PVS, PLX, PVB, OIL, PVT, PVC cũng chìm trong sắc đỏ. Riêng TDG và BSR vẫn giao dịch tích cực, đóng cửa phiên sáng lần lượt tăng 2,9% và 2,6%.

Độ rộng sàn HOSE nghiêng về bên bán với 230 mã giảm giá, 216 mã tăng giá và 47 mã đừng giá tham chiếu. Trong đó, nhóm VN30 ghi nhận 13 mã tăng giá so với 16 mã giảm, và 1 mã đứng giá tham chiếu.

Về thanh khoản, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường nhỉnh hơn phiên trước với hơn 676 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt trên 15.930 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản sàn HOSE là 14.452 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước.

Tính đến 10h50, VN-Index tăng 7,58 điểm (0,52%) lên 1.472,88 điểm, UPCoM-Index tăng 9,2 điểm (0,62%) lên 1.502,01 điểm.

Sau phút hưng phấn đầu phiên sáng thì xu hướng phân hóa đã trở lại với nhóm cổ phiếu địa ốc. Đáng nói trong khi nhiều mã đầu cơ như DIG, ROS, HQC, LDG, HDC, CII, QCG, SCR,... duy trì được sắc tím trần thì nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản như VRE, PDR, HDG, NLG, KDH,... lại đang quay đầu giảm điểm.

Trong khi đó cổ phiếu ngân hàng vươn lên đóng vai trò dẫn dắt với loạt mã lọt Top ảnh hưởng đến VN-Index như BID, MBB, VCB, TCB, CTG, ACB, VPB, VIB, STB,...

Cổ phiếu đầu cơ họ FLC sau khi được "giải cứu" thì đã bật tăng mạnh vào giữa phiên sáng. Hiện ngoài GAB đang chỉnh nhẹ 0,1%, các mã còn lại gồm ROS, FLC, AMD, KLF, HAI đều đã tăng kịch trần.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 5,35 điểm (0,37%) lên 1.470,65 điểm, HNX-Index tăng 6 điểm (1,46%) lên 4.17,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,32 điểm (0,29%) lên 110 điểm.

Nối tiếp xu hướng hồi phục phiên trước đó, thị trường chứng khoán phiên sáng mở cửa trong tâm lý giao dịch khá tích cực của nhà đầu tư.

Cổ phiếu bất động sản đầu cơ tăng trần từ sớm có DIG, HDC, CEO, DLG,... Nếu như trong phiên hôm qua ROS, FLC và CII chưa được "giải cứu" thì đầu phiên sáng nay ba mã này đã chính thức thoát cảnh nằm sàn sau chuỗi ngày bán tháo.

Hiện ROS và FLC đã lấy lại sắc xanh với khối lượng khớp lệnh lên tới 49,2 triệu và 38,4 triệu đơn vị. CII thậm chí tăng kịch trần với lượng dư mua đạt gần 700.000 đơn vị.

Tại thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/1 có lúc hồi phục mạnh mẽ nhưng rồi đảo chiều lao dốc khi nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về nguy cơ lãi suất lên cao trong năm nay.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite có lúc tăng 2,1% nhưng đóng cửa trong sắc đỏ 1,3%. Trước đó vào phiên 19/1, Nasdaq đã đóng cửa thấp hơn 10% so với đỉnh thiết lập hôm 19/11, tức là rơi vào vùng thị trường gấu.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 313 điểm, tương đương 0,89%, và kết phiên ở 34.715 điểm. Trong ngày, có lúc chỉ số này từng đi lên tới hơn 400 điểm. Chỉ số S&P 500 kết phiên giảm 1,1% còn gần 4.483 điểm mặc dù trước đó có lúc tăng 1,5%.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.