|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 20/8: VN-Index mất mốc 850 điểm phiên xanh vỏ đỏ lòng

10:39 | 20/08/2020
Chia sẻ
Thị trường quay đầu giảm điểm cuối phiên trước áp lực điều chỉnh của các mã vốn hóa lớn nhóm nhiên liệu, bất động sản và ngân hàng như GAS, VIC, BID.

Kết phiên, VN-Index giảm 3 điểm (0,35%) còn 848,21 điểm, HNX-Index tăng 1,67% lên 12,1,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,12% lên 57,24 điểm.

Họ FLC chìm trong sắc đỏ với các mã giảm sâu như KLF đóng cửa tại giá sàn, ART giảm 4,2%, ROS (2,2%), HAI (1,9%), AMD (0,8%), ngoài ra FLC và GAB lần lượt giảm 0,3% và 0,2%.

Bên cạnh đó, họ Vingroup đảo chiều giảm giá cũng tạo áp lực điều chỉnh lên VN-Index. Trong đó, hai mã VHM và VRE quay về mốc tham chiếu còn cổ phiếu VIC ghi nhận tỉ lệ giảm 0,6%.

Nhóm công nghệ - viễn thông khá tích cực với CMG tăng mạnh 4,2%, theo sau là SGT (2,1%), DGW (1,2%) và FPT (0,4%). Tuy nhiên, một số mã đóng cửa dưới tham chiếu như YEG (giảm 2,4%) và ELC (3,3%). 

Diễn biến tương tự tại các cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa, nhỏ và cổ phiếu penny. Cụ thể, QCG tăng trần lên 6.400 đồng/cp. Mặt khác, các mã SJS, D11, HDG, SID tăng trên 4%; TDH, TIG, PDR,... tăng trên 1% trong phiên.

Diễn biến trái chiều, các mã vốn hóa lớn chìm trong sắc đỏ như NTC giảm 0,5%, NVL (0,6%), SZL (0,9%), IDV (0,9%), TN1 (2,2).

Về thanh khoản phiên hôm nay gần gấp đôi phiên trước đó. Tổng giá giá giao dịch đạt 7.742 tỉ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch 370 đơn vị. Độ rộng thị trường ghi nhận 305 mã tăng giá, 418 mã giảm giá và 203 mã tham chiếu.

Thị trường chứng khoán 20/8: VN-Index mất mốc 850 điểm phiên xanh vỏ đỏ lòng - Ảnh 1.

Top10 mã tác động tiêu cực/tích cực lên VN-Index. Nguồn: Fialda

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,25 điểm (0,03%) lên 854,68 điểm, HNX-Index tăng 1,38% lên 120,83 điểm, UPCoM-Index giảm 0,14% còn 57,09 điểm.

Thị trường đảo chiều giảm điểm về cuối phiên sáng với áp lực bán gia tăng tại nhóm năng lượng - nhiên liệu. Trong đó, cổ phiếu GAS đang là nhân tố tác động tiêu cực nhất lên thị trường, giảm 1,1% và mã POW giảm 2,3%.

Tương tự, dòng cổ phiếu dầu khí diễn biến tiêu cực với các mã giảm sâu như PVD (2,3%), PVC (1,9%), PVS (1,6%), GAB (0,3%), PSH (0,3%). Bên cạnh đó, các mã giữ tham chiếu như OIL, BSR, TDG và POB.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp ghi nhận các mã giao dịch khởi sắc trên 1% như D2D (1,8%), SIP (1,3%), SZN (1,2%). Ngoài ra, GVR và SZB lần lượt tăng 0,9% và 0,3%. Trong khi đó, các mã giảm giá như TIP (4,1%), SZL (2,2%), NTC (0,7%), VGC (0,5%) và KBC (0,4%).

Tính đến 10h20, VN-Index tăng 3,47 điểm (0,41%) lên 854,68 điểm, HNX-Index tăng 2,38% lên 122,03 điểm, UPCoM-Index tăng 0,12% lên 57,24 điểm.

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến ngược pha với thị trường quốc tế nhờ đà tăng tích cực của một số nhóm cổ phiếu. Họ Vingroup là những mã kéo thị trường tăng điểm mạnh nhất. Trong đó, cổ phiếu VHM tăng 1,6%, VIC (0,2%) và VRE (0,8%).

Bên cạnh đó, dòng ngân hàng dù phân hóa cũng đóng góp nhiều điểm tăng cho thị trường. Đáng chú ý, cổ phiếu ACB tăng mạnh 6,6% phiên thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu tỉ lệ 10:3.

Theo sau đó, cổ phiếu VCB và VIB đồng thời tăng 1%, thúc đẩy đà tăng của VN-Index. Một số mã giao dịch trên tham chiếu tác động tích cực lên chỉ số như VPB, TPB, BID, CTG, MBB, HDB.

Diễn biến trái chiều, mã SHB giảm 2,2%, cùng với BVB giảm 1%, LPB (1,1%) khiến đà tăng thị trường bị kìm hãm. Mặt khác, các mã giữ mốc tham chiếu như HDB, STB, NVB, TBC, VBB, EIB.

Nhóm VN30 phân hóa với 10 mã giảm giá, 7 mã tham chiếu và 13 mã tăng giá. Trong đó, FPT tăng 0,6%, KDH (0,6%), REE (0,3%), VNM (0,2%) và SAB (0,2%). Ngược lại, SSI giảm 0,7%, POW (1,5%), NVL (0,5%), MWG (0,9%)...

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/8 đóng cửa trong sắc đỏ sau khi Fed công bố nhận định tiêu cực về triển vọng nền kinh tế trong dịch COVID-19.

Theo CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong nửa đầu phiên rồi sau đó chuyển biến xấu.

Đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,44% còn 3.375 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 85 điểm, tương đương 0,3%, kết phiên ở 27.693 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite sụt 0,6%.

Ngày 19/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp chính sách diễn ra cuối tháng 7. Theo biên bản này, các lãnh đạo hàng đầu của Fed nhận định: "Cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra sẽ gây lực nặng nề lên hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong ngắn hạn, đồng thời tạo ra những rủi ro lớn với triển vọng kinh tế trong trung hạn".

Ánh Hường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.