|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 17/5: Bùng nổ phiên chiều, sắc tím diện rộng, VN-Index tăng hơn 56 điểm

15:00 | 17/05/2022
Chia sẻ
Sau phiên tụt áp hôm qua, VN-Index tiếp đà giảm giảm nhẹ sáng nay. Sau khi cân bằng trở lại, VN-Index hồi phục tiệm cận ngưỡng 1.180 điểm. Thị trường bùng nổ trong phiên chiều nay đẩy chỉ số tăng hơn 56 điểm.

 Các chỉ số thị trường bật tăng mạnh phiên chiều nay (17/5). Nguồn: VNDirect.

 

Đóng cửa, VN-Index tăng 56,42 điểm (4,81%) lên 1.228,37 điểm, HNX-Index tăng 8,22 (2,68%) lên 315,27 điểm, UPCoM-Index tăng 2,69 điểm (2,89%) đạt 95.89.

Thị trường chứng khoán tăng mạnh ngay khi mở cửa phiên chiều, VN-Index và VN30 tăng mạnh hơn 10 điểm chỉ sau ít phút giao dịch, sau đó đà tăng tiếp tục mở rộng. Riêng rổ VN30 không ghi nhận bất kỳ mã giảm nào. Trong đó, 13 mã tăng trần có sự góp mặt của các cổ phiếu ngân hàng, dầu khí và bán lẻ. Bộ đôi cổ phiếu nhà “Vingroup” bất ngờ quay đầu sau sự sụt giảm phiên sáng, mã VHM tăng 1,6%, VIC tăng 1,3%.

Cùng chiều tăng của nhóm bất động sản, bộ đôi nhà “Đất xanh” cũng có pha tăng ấn tượng sau khi bị bán sàn nhiều phiên, mã DXS chạm trần với 6,8% và DXG tăng 4,8%. Cổ phiếu nhóm thủy sản sau khi bị xả mạnh vào phiên hôm qua, thì hôm nay xuất hiện hàng loạt các mã tăng trần. Đáng kể như nhóm thủy sản ANV, IDI, ACL, VHC.,...

Ngành bán lẻ công nghệ cũng không nằm ngoài khi các ông lớn FPT, MWG, DGW, FRT ghi nhận mức tăng trần. Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa tiêu biểu như thép (HSG, HPG, NLG), phân bón (DPM, DCM) cũng có pha hồi phục sau phiên trước.

Tiếp chiều tích cực, nhóm dầu khí tiếp tiếp đà tăng mạnh. Trong đó, hầu như không xuất hiện cổ phiếu nào ở chiều giảm giá. Các mã PVD tăng 6,94%, PVT (6,78%), POW (6,9%), BSR (7,61%), OIL (7,87%),... Sắc tím tràn ngập trong nhóm chứng khoán, với các mã vốn hóa lớn như HCM, VND, VCI... cũng tăng hết biên độ.

Chốt phiên giao dịch ngày 17/5, VN-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 583,956 triệu đơn vị, tương ứng hơn 14.297 tỷ đồng. Toàn sàn có 425 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 22 mã tham chiếu.

Sàn HNX khối lượng giao dịch đạt hơn 78,896 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.700 tỷ đồng. Toàn sàn có 195 mã tăng giá, 39 mã giảm giá, 24 mã tham chiếu.

UPCOM-Index với khối lượng giao dịch đạt hơn 43 triệu đơn vị, tương ứng hơn 740 tỷ đồng. Toàn thị trường có 251 mã tăng giá, 63 mã giảm giá và 36 mã tham chiếu. 

Tính đến 13h30, VN-Index tăng 23,55 điểm (2,01%) lên 1.195,5 điểm, VN30-Index tăng 27,89 điểm (2,30%) đạt 242,97 điểm.

Trong chưa đầy 15 phút đầu phiên chiều, hai chỉ số chính là VN-Index và VN30 ghi nhận mức tăng vọt hơn 10 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index và UPCoM-Index cũng mở rộng biên độ với mức tăng tốt. Rổ VN30 bất ngờ hồi phục mạnh mẽ với sắc xanh lan tỏa tràn ngập trên bảng điện.

Trong đó, đáng chú ý đến từ mã STB khi ghi nhận mức tăng kịch trần sau 3 phiên liên tiếp chạm sàn. Cùng chiều là cổ phiếu SSI và TCB cũng đã xuất hiện sắc tím ngay trong phiên. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,94 điểm (0,59%) lên 1.178,89 điểm, HNX-Index tăng 0,38 điểm ( 0,12%) lên 307,43 điểm, UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (0,23%) chạm 93,41 điểm.

Các chỉ số chính tiếp tục trong sắc xanh. Sàn HOSE ghi nhận với 250 mã tăng trên 178 mã giảm và 59 mã đứng giá. Theo quan sát, thanh khoản vẫn không có nhiều biến chuyển, giá trị giao dịch trên HOSE phiên sáng nay đạt hơn 7.347 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường đạt gần 9.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 380 triệu đơn vị cổ phiếu được giao dịch.

Sắc xanh xuất hiện ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhóm ngân hàng đóng góp chính cho đà tăng chỉ số, tiêu biểu có BID, MBB, VPB, TCB, CTG. Đi kèm đó là dầu khí và chứng khoán với sự tăng kịch trần của PVD (6,94%) và VCI (6,92%).

Ở chiều ngược lại, lực cản đến từ nhóm bất động sản. Trong đó, họ “Vingroup” như VHM, VIC lần lượt góp 1,6 và 1,5 điểm vào đà giảm của chỉ số, theo sau là NVL và DXG.

FUEVFVND, SHB, POW, HSG, CTG thuộc Top 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng. Ngược lại, lực bán ròng ở các cổ phiếu SSI, HPG, SHS, VRE, VND. 

Tính đến 10h34, VN-Index tăng 9,62 điểm (0,85) lên 1.181,57 điểm, VN30-Index tăng 13,43 điểm (1,11%) lên 1.228,51 điểm.

Đến giữa phiên sáng, sắc xanh đã trở lại với nhóm vốn hóa lớn sau nhiều pha rung chuyển. Rổ VN30 giao dịch khá tích cực với ⅔ số mã tăng, 8 mã giảm giá và 2 mã tham chiếu. VN-Index khá cân bằng với 245 mã tăng điểm (10 mã tăng trần), 179 mã giảm và 52 mã tham chiếu.

Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc, hai cổ phiếu DXG và FRT không còn dư bán sàn hàng triệu đơn vị.

Tính đến 9h20, VN-Index giảm 2,38 điểm (0,2%) xuống 1.169,57 điểm, HNX-Index tăng 1,87 điểm (1,61%) lên 308,92 điểm, UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (0,3%) xuống 92,92 điểm.

Thị trường cơ sở có phiên đầu tuần biến động mạnh, từ việc ghi nhận mức tăng hơn 33 điểm và đã quay đầu giảm hơn 10 điểm do lực bán dâng cao. Tuy nhiên vận động nhóm ngành lại khá tích cực khi cổ phiếu đã bắt đầu chững đà rơi và phục hồi ngắn hạn.

Bên cạnh đó, hoạt động trên thị trường phái sinh tiếp tục sôi động, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm. Trong đó VN30F2205 giảm 13 điểm xuống 1.212 điểm, khớp lệnh hơn 350.000 đơn vị.

Đến đầu phiên sáng nay, VN-Index mở cửa với mức giảm nhẹ với nỗ lực hồi phục đến từ nhóm ngân hàng, bán lẻ và dầu khí. Theo quan sát, các trụ đỡ đến từ VPB, ACB, MBB, EIB, CTG. Trong khi đó, cả mã trụ như VHM, VIC, VCB, MSN, BCM thuộc Top5 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số. 

Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán khi VN - Index với 262 mã giảm/92 mã tăng, trong đó có 14 mã giảm kịch sàn.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 16/5, sắc đỏ tràn ngập hầu hết các chỉ số chính sau những nỗ lực hồi phục bất thành từ pha giảm sâu tuần qua. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết phiên tăng 27 điểm, tương đương 0,08% và dừng ở 32.223 điểm.

Ngược lại, chỉ số S&P 500 giảm 0,39% còn 4.008 điểm, có thời điểm mất tới 0,99%. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite rơi sâu nhất khi mất 1,2% và đóng cửa ngưỡng 11.663 điểm.

Tuyet nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.