|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 15/5: VN-Index giảm hơn 5 điểm bất chấp nỗ lực kéo chỉ số của họ Vingroup

10:12 | 15/05/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm ngay từ thời gian mở cửa nhờ giao dịch tích cực của nhóm Ngân hàng, Dầu khí. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng tại các mã vốn hóa lớn như BID, CTG, VNM khiến chỉ số đảo chiều giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 5,37 điểm (0,65%) xuống 827,03 điểm; HNX-Index giảm 2,08% xuống 109,02 điểm; UPCoM-Index giảm 0,62% còn 53,15 điểm.

Giao dịch kém khởi sắc của nhóm ngân hàng là nguyên nhân chính tác động đến thị trương trong phiên hôm nay điển hình như BID, CTG, TCB. Các cổ phiếu trụ khác giảm điểm, tác động tiêu cực đến thị trường như VNM, MSN, PLX, GAS, HVH. 

Chiều ngược lại, "họ Vingroup" gồm VHM, VRE, VRE tăng điểm kìm hãm đà giảm của thị trường. Một số mã khác cũng giao dịch tích cực đóng vai trò nâng đỡ chỉ số như HNG, LGC, EIB, HAG và VCI.

Phiên 15/5: VN-Index giảm hơn 5 điểm bất chấp nỗ lực kéo chỉ số của họ Vingroup - Ảnh 1.

Về thanh khoản thị trường, tổng khối lượng và giá trị giao dịch trong phiên hôm nay giảm so với phiên trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt 5.253 tỉ đồng, tương ứng khối lượng gần 302 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trên HNX đạt 72,7 triệu cp, tương ứng giá trị 634 tỉ đồng. 

Sự sụt giảm về thanh khoản diễn ra ở hầu hết các ngành như Ngân hàng (giảm 1,1%), Thực phẩm đồ uống (1,1%), Tài nguyên cơ bản (2%). Trong khi đó, thanh khoản ngành Bất động sản tăng 0,8% so với phiên trước đó.

Kết thúc thời gian giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm 0,76 điểm (0,09%) xuống 831,64 điểm; HNX-Index giảm 0,87% xuống 110,37 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17% còn 53,39 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường trong thời gian giao dịch buổi sáng đạt 3.280 tỉ đồng. Trong đó, nhóm VN30 đạt 1.285 tỉ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên sàn HOSE đạt hơn 515 tỉ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, nhóm này mua ròng khoảng 190 tỉ đồng trên HOSE trong phiên sáng nay, trong khi bán ròng nhẹ trên HNX và UPCoM.

Trở lại diễn biến thị trường, "họ Vingroup" giao dịch tích cực giúp chỉ số tiến gần về mốc tham chiếu. Trong khi đó sắc đỏ của BID, VNM, CTG kìm hãm đà tăng của thị trường.

Tại nhóm bất động sản, sau phiên giao dịch khởi sắc hôm qua đã giảm nhiệt trong phiên sáng nay, các mã giảm giá có DXG, LDG, LGL, HDG, KDH, FLC.

Với dòng cổ phiếu chứng khoán, sự phân hóa mạnh diễn ra với các mã tăng giá như VCI,  HCM, APG, trong khi SSI, SHS và VND chìm trong sắc đỏ.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 4,23 điểm (0,51%) xuống 828,17 điểm; HNX-Index giảm 0,93% xuống 110,29 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06% còn 53,41 điểm.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm ngân hàng giảm giá như BID, CTG hay các mã trụ như VNM giảm giá tác động tiêu cực đến chỉ số. Tại nhóm VN30, xu hướng giảm giá chiếm ưu thế với 22 mã giảm giá, 5 mã tăng giá và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Tính đến 9h25, VN-Index tăng 5,49 điểm (0,66%) lên 837,89 điểm; HNX-Index tăng 0,52% lên 111,94 điểm; UPCoM-Index tăng 0,17% đạt 53,57 điểm.

Thị trường diễn biến tích cực ngay đầu phiên với sắc xanh áp đảo trên cả ba sàn. Trong rổ VN30, cổ phiếu VRE ghi nhận mức tăng giá tích cực nhất 1,7%, theo sau là GAS (1,3%), ROS (1,4%). Ngoài ra, một số mã có tỉ lệ tăng giá đáng kể như SAB, CTD, NVL...

Tiếp nối đà tăng từ phiên hôm qua, cổ phiếu MSN tăng 0,3% lên mức giá 64.100 đồng/cp. Trong phiên 14/5 trước đó, mã này bùng nổ với giao dịch thỏa thuận lên tới gần 39 triệu cp, tương đương với 2.335 tỉ đồng.

Với việc giá dầu thô tăng 9% lên 27,56 USD/thùng, nhóm cổ phiếu dầu khí ghi nhận giao dịch khởi sắc tại các mã vốn hóa lớn như PVS (tăng 1,6%), OIL (1,2%), PVD (1,9%) trong khi một số mã tiếp tục giảm giá như TDG (1,7%) hoặc giữ giá tham chiếu như BSR.

Diễn biến trái chiều, nhóm ngân hàng chìm trong sắc đỏ khi các cổ phiếu đầu ngành như VCB, TCB, MBB đều giảm giá. Nhóm ngân hàng ghi nhận duy nhất mã ACB tăng 2,3% lên mức giá 21.900 đồng/cp. Bên cạnh đó, cổ phiếu CTG, STB, và EIB đang giao dịch tại giá tham chiếu.

Tâm lí NĐT tích cực ngoài diễn biến tích cực của dịch bệnh, phần lớn còn do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán Mỹ tăng ngoạn mục đêm qua nhờ diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng và năng lượng sau khi giá dầu thô tăng mạnh.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 377 điểm, tương đương 1,6%, và kết phiên ở 23.625 điểm, chấm dứt chuỗi ba phiên liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Giữa phiên 14/5, có lúc chỉ số này mất hơn 450 điểm.

S&P 500 và Nasdaq Composite cùng kết phiên tăng điểm, lần lượt 1,15% và 0,9%. Đầu phiên, cả hai chỉ số đều giảm trên 1%.

Phan Quân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.