Thị trường chứng khoán (11/3): Rổ VN30 đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.470 điểm, cổ phiếu gỗ tăng trần hàng loạt
Đóng cửa, VN-Index giảm 12,54 điểm (0,85%) còn 1.466,54 điểm, HNX-Index giảm 5,44 điểm (1,22%) xuống 442,2 điểm, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,07%) lên 115,37 điểm.
VN-Index đóng cửa giảm gần 13 điểm với lực bán áp đảo bắt đầu từ phiên giao dịch buổi chiều.
Về kỹ thuật, chỉ số chính sàn HOSE đóng cửa dưới hỗ trợ MA100 tương ứng với mốc 1.470. Với việc đánh mất ngưỡng này, VN-Index thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về các mốc hỗ trợ thấp hơn. Mặc dù xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index tạm thời vi phạm, song xu hương tăng trung hạn vẫn được bảo toàn.
Đóng góp chủ yếu cho đà giảm hôm nay đến từ các dòng đầu cơ theo giá cả hàng hóa như dầu khí, thép, than,... ngoài ra cổ phiếu chứng khoán, bất động sản cũng tiếp tục gây áp lực.
Tại nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh lan tỏa tại KLB, EIB, BID, STB, HDB, MBB, PGB, OCB, CTG, VCB, trong khi phần còn lại như BVB, ABB, VIB, VPB, NVB... giảm giá.
Thanh khoản thị trường tăng nhẹ trong phiên chiều, kéo giá trị giao dịch trên HOSE lên 27.655 tỷ đồng, tăng 31% so với phiên trước. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 34.773 tỷ đồng.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 11,18 điểm (0,76%) còn 1.467,9 điểm, VN30-Index giảm 12,56 điểm (0,84%) còn 1.477,68 điểm.
Áp lực điều chỉnh từ nhóm cổ phiếu trụ rổ VN30 khiến VN-Index rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.470 điểm. Sắc đỏ áp đảo với 317 mã giảm/135 mã tăng trên sàn HOSE.
Bất chấp diễn biến kém sắc của thị trường chung, nhiều cổ phiếu ngành gỗ vẫn bật tăng hết biên độ như GDT, GTA, TTF, SAV. Trong đó TTF dẫn đầu về thanh khoản với hơn 10,8 triệu cổ phiếu được khớp kệnh và dư mua giá trần lên tới 2,5 triệu đơn vị.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,74 điểm (0,25%) còn 1.475,34 điểm, HNX-Index giảm 1,93 điểm (0,43%) xuống 445,71 điểm, UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (0,36%) lên 115,7 điểm.
VN-Index phần lớn giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu trong phiên sáng nay. Ngưỡng 1.480 điểm đang trở thành ngưỡng kháng cự khó chịu của chỉ số trong ngắn hạn khi thị trường liên tiếp có pha giật xuống mỗi lần tiệm cận ngưỡng này.
Những mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường có GAS, MSN, HPG, VHM, VIC. Chiều ngược lại, BID, MBB, VNM, VND, DPM đóng vai trò trụ đỡ. Tại nhóm ngân hàng, xu hướng phân hóa chi phối với 10 cổ phiếu tăng, 12 mã giảm và 5 mã giữ giá không đổi.
Thanh khoản phiên hôm nay duy trì ở mức trung bình nhưng đã cải thiện đáng kể so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 650,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 18.037 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 14.430 tỷ đồng, tăng 18%.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 3,6 điểm (0,24%) còn 1.475,48 điểm, VN30-Index giảm 5,89 điểm (0,4%) còn 1.484,35 điểm.
Áp lực bán mạnh tại nhóm vốn hóa lớn tiếp tục là nguyên nhân chính khiến thị trường đổ dốc. Trong khi đó nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ đầu tư công giao dịch khởi sắc với HT1 tăng kịch trần, KSB (+3,2%), TTA (+4,5%), HBC (+2,6%),...
Tính đến 9h50, VN-Index giảm 1,28 điểm (0,09%) còn 1.477,8 điểm, HNX-Index giảm 1,53 điểm (0,34%) còn 446,11 điểm, UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,47%) đạt 115,83 điểm.
VN-Index diễn biến giằng co ngay đầu phiên sáng với sắc đỏ trùm lên nhóm vốn hóa lớn. Tại rổ VN30, phe bán đang chiếm ưu thế với 17 mã giảm/8 mã tăng. Sau 3 phiên điều chỉnh liên tiếp thi lúc này VN-Index và VN30-Index chỉ cách nhau khoảng 10 điểm.
Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu dầu khí tiếp tục điều chỉnh trong khi nhóm phân bón, thép trở lại hút tiền. Nhóm thủy sản và điện tiếp tục giao dịch khởi sắc từ đầu phiên.
Ngoài cổ phiếu ngành phân đạm, áp lực điều chỉnh còn đến từ loạt bluechips bất động sản như VHM, VIC, NVL,...
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 10/3 giảm điểm khi các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thất bại và số liệu lạm phát tháng 2 lập đỉnh 40 năm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 112 điểm và kết phiên ở 33.174 điểm. Phiên trước đó (9/3), chỉ số gồm 30 blue chip này bật tăng hơn 650 điểm, tương đương 2%.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,43% trong phiên 10/3 trong khi chỉ số thiên về côgn nghệ Nasdaq Composite mất 0,95%, một phần do tác động tiêu cực của Apple và Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook).