Thị trường chứng khoán 11/3: Rung lắc mạnh, bluechip phân hóa khiến VN-Index mất mốc 985 điểm
Kết phiên, VN-Index giảm 0,65 điểm (0,07%) xuống mức 984,6 điểm; HNX-Index tăng 0,09% lên 108,32 điểm; UPCoM-Index tăng 0,17% lên 56,04 điểm.
Diễn biến thị trường chứng khoán 11/3. Nguồn: Vietstock Finance
Toàn thị trường ghi nhận 306 mã tăng, 314 mã giảm và 151 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 237 triệu đơn vị, tương ứng 4.465 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 36 triệu đơn vị, tương ứng 858,8 tỉ đồng.
Lực cầu trở lại cuối phiên giúp VN-Index không giảm quá sâu. Cổ phiếu HVG, ITA, LHG tăng kịch trần nhưng YEG, FIT vẫn giữ giá sàn. Ngoài ra, QCG tăng 6%, TTF tăng 4,6%, HSG tăng 4,3%, cổ phiếu FLC đạt thanh khoản cao nhất thị trường với 7,5 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm dệt may cũng tích cực phục hồi với TCM (+4,2%), TNG (+5,7%).
Chứng khoán châu Á phiên 11/3. Nguồn: CNBC
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến thận trọng khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước lo lắng về sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Cổ phiếu Trung Quốc khá tích cực với Shanghai Composite tăng 1,92% lên 3.026,99 điểm trong khi Shenzen Composite tăng 3,89% lên 1.667,81 điểm.
Mới đây, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để khuyến khích cho vay khi nước này tìm cách hỗ trợ nền kinh tế. Thống đốc Yi Gang cho biết, ngân hàng trung ương sẽ không sử dụng tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu hoặc như một công cụ trong các cuộc xung đột thương mại.
Tính đến 14h, VN-Index giảm 2,49 điểm (0,25%) còn 982,76 điểm. Thị trường tiếp diễn đà giảm trong phiên chiều. Nhóm VN30 chỉ ghi nhận 10 mã tăng, nổi bật là NVL tăng 4,5%. Trong khi đó, GAS, VCB, VHM, BID, MSN tiếp tục cản trở đà phục hồi của VN-Index. Ngoài ra, cổ phiếu HVG bất ngờ tăng kịch trần lên 6.380 đồng/cp, QCG giữ mức tăng trên 5,5%.
Thị trường chứng khoán sáng 11/3, VN-Index giảm hơn 3 điểm
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,11 điểm (0,32%) xuống 982,14 điểm; HNX-Index giảm 0,29% còn 107,91 điểm; UPCoM-Index giảm 0,08% xuống 55,9 điểm.
Lực cung đổ đồn trở lại vào cuối phiên sáng. Số mã giảm chiếm xu thế áp đảo với 277 mã giảm, 230 mã tăng và 134 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 132 triệu đơn vị, tương ứng 2.291 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 21 triệu đơn vị, tương ứng 406 tỉ đồng.
Nhóm VN30 ghi nhận NVL dẫn đầu với mức tăng 3,7%, SBT với 1,3%. Ngược lại, ROS, GAS, CTD mất hơn 1%. Cổ phiếu QCG vẫn giữ mức tăng 5,3% trong khi YEG chạm sàn phiên thứ 6 liên tiếp, còn 158.700 đồng/cp. Nhóm chứng khoán chỉ ghi nhận VDS tăng 0,1%.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu "họ FLC" đều đi ngang tham chiếu, ngoại trừ ROS giảm 1,5%. Tuy nhiên, FLC dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 4,4 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 3 tỉ đồng trên HOSE, tập trung vào E1VFVN30 (22 tỉ đồng), VRE (17 tỉ đồng).
Tính đến 10h40, VN-Index tăng 0,6 điểm (0,06%) lên 985,85 điểm; HNX-Index tăng 0,11% lên 108,34 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22% lên 56,04 điểm.
Diễn biến phân hóa vẫn bao phủ các nhóm ngành. Bộ đôi VHM-VRE tích cực phục hồi dù mức tăng không quá lớn. Ngược lại, VCB, BID, HDB, GAS, MSN vẫn chìm trong sắc đỏ. Đáng chú ý, cổ phiếu QCG từ mức giảm sâu gần 4% đã đảo chiều tăng kịch trần lên 6.040 đồng/cp, thanh khoản hơn 2,5 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng hơn 200.000 đơn vị. Nhóm thép với HSG tăng 4,8%.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 1,47 điểm (0,15%) xuống 983,78 điểm; HNX-Index tăng 0,03% lên 108,25 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15% lên 56,02 điểm.
Thị trường chứng khoán mở cửa với tâm lí bi quan trong tuần tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs. Áp lực bán các bluechip như VHM, GAS, SAB, VIC, VCB, VRE tăng mạnh. Diễn biến phân hóa rõ nét hiện diện tại các nhóm ngành. Tuy nhiên, đà giảm điểm của các mã bất động sản không quá mạnh, ngoại trừ QCG mất 3,5%, FIT, NVT mất 4,4%.
Ngược lại, các mã dầu khí chịu lực cung tăng mạnh và đồng loạt giảm điểm. Các nhóm ngành khác như ngân hàng, thủy sản, điện, hàng không cũng giao dịch khá tiêu cực. Trong khi đó, cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng 3,8% với thanh khoản dẫn đầu thị trường hơn 2,1 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua ròng cổ phiếu này.