|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thị trường BĐS TP HCM và các tỉnh vệ tinh giao dịch nhộn nhịp trong quý III

15:14 | 16/10/2018
Chia sẻ
Thị trường bất động sản TP HCM quý III ghi nhận, dòng sản phẩm hạng sang ra hàng là hết ngay, đạt tỷ lệ hấp thụ 100%. Còn phân khúc bình dân có lượng hấp thụ đạt 80%. Thị trường BĐS tại các tỉnh quanh TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long đều rất sôi nổi.
thi truong bds tp hcm va cac tinh ve tinh giao dich nhon nhip trong quy iii Hạ tầng mở lối, bất động sản vùng ven cất bước
thi truong bds tp hcm va cac tinh ve tinh giao dich nhon nhip trong quy iii Sóng bất động sản sẽ về đâu?

BĐS hạng sang tại TP HCM ra hàng là hết ngay, tỷ lệ hấp thụ đạt 100%

Báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) cho biết, quý III, thị trường nhà ở tại TP HCM ghi nhận 21 dự án BĐS chào bán sản phẩm mới, cung cấp 9.083 căn hộ, 662 căn shop house, 47 căn nhà phố, đất nền và 256 căn officetel. Nâng tổng mức lũy kế từ đầu 2018 lên 70 dự án với 40.342 căn hộ, 1.168 căn shop house, 2.472 căn đất nền và 368 căn officetel. Trong đó, loại hình căn hộ vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối với 94,2% tổng sản phẩm nhà ở tại các dự án phát triển mới kể từ đầu năm.

Số lượng chào bán trong quý III sụt giảm 38% so với quý II và chỉ bằng 64% so với cùng kỳ năm 2017 (là 14.175 căn). Tuy nhiên nếu tính lũy kế từ đầu năm 2018, nguồn cung vẫn tăng mạnh 159% so với cùng kỳ năm trước.

thi truong bds tp hcm va cac tinh ve tinh giao dich nhon nhip trong quy iii
Các dự án có sản phẩm cao cấp và sang trọng thu hút rất mạnh khách nước ngoài do nhu cầu của người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tăng mạnh. (Ảnh minh họa: N.Lê)

Trong 9 tháng đầu năm, phân khúc giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm tỷ trọng 34,6%, giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Ngược lại nguồn cung phân khúc cao cấp (khoảng 45 – 70 triệu đồng/m2) lại tăng mạnh, đặc biệt xuất hiện một số dự án căn hộ siêu cao cấp có giá bán 150 – 200 triệu đồng/m2 tại khu vực trung tâm và các khu đất vàng của thành phố, được giới thượng lưu và khách nước ngoài quan tâm mạnh.

Xét theo khu vực, khu Nam Sài Gòn đứng đầu với 48,7% căn hộ mở bán. Trong khi đó khu Đông giảm mạnh, quận 2 chỉ chiếm 16,5%, quận Thủ Đức chiếm 17,9% căn hộ mở bán. Nguyên nhân do các định hướng quy hoạch mới của TP HCM trong việc phát triển khu đô thị thông minh và các quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng mới.

Không tính shop house, lượng cung nhà ở quý III là 9.792 sản phẩm, giảm so với hai quý trước đó (tương đương 81% của quý I và bằng 62,4% của quý II). Nguồn cung mới này nâng tổng lượng cung cả năm 2018 lên 36.740 sản phẩm.

Lượng giao dịch chung cư phát sinh trong quý này là 6.662 giao dịch, tương đương 74,5% lượng giao dịch trong quý I và bằng 91% lượng giao dịch trong quý II.

thi truong bds tp hcm va cac tinh ve tinh giao dich nhon nhip trong quy iii
thi truong bds tp hcm va cac tinh ve tinh giao dich nhon nhip trong quy iii
Mời độc giải click vào hình để xem rõ.

Báo cáo của Hội Môi giới nhận định, mặc dù lượng cung quý III sụt giảm mạnh so với quý II, nhưng đó chỉ là yếu tố ngẫu nhiên về thời điểm chào hàng của chủ đầu tư chứ không thể hiện xu thế giảm sự phát triển đầu tư dự án BĐS. Ngược với thị trường Hà Nội, tại TP HCM ghi nhận tỷ trọng phân khúc nhà ở cao và trung cấp lại chiếm nhiều nhất, trong đó phân khúc cao cấp đạt 40,5% và trung cấp đạt 36,5%.

Sự phát triển của các dự án siêu cao cấp cho thấy, nhiều chủ đầu tư đánh giá khả năng phát triển kinh tế tại TP HCM rất tốt, kỳ vọng số lượng người giàu có tại đây sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và kỳ vọng vào việc thành phố sẽ thu hút người nước ngoài đến làm việc và sinh sống nhiều hơn.

Phân khúc nhà ở giá thấp (bình dân) chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy quỹ đất để phát triển loại hình này ở TP HCM đã khan hiếm. Các dự án loại này hiện chỉ có thể xây dựng được tại các khu vực xa trung tâm thành phố - nơi có giá đất rẻ hơn. Tuy nhiên, do vị trí quá xa trung tâm và kết nối với giao thông, hạ tầng phát triển xã hội tại các vùng này còn hạn chế nên nên việc tiêu thụ sản phẩm này cũng không hề dễ dàng.

Báo cáo đánh giá, lượng giao dịch thành công tại TP HCM đã thể hiện rõ những quan điểm trên. Cụ thể, phân khúc bình dân có lượng hấp thụ đạt 80%, thể hiện nhu cầu dòng sản phẩm này vẫn rất mạnh. Phân khúc cao cấp có tỷ trọng giao dịch thành công đạt 43,5% (2.904 căn) và đạt mức hấp thụ lên đến 78% cho riêng dòng sản phẩm này.

Đặc biệt, dòng sản phẩm hạng sang ra hàng là hết ngay, đạt tỷ lệ hấp thụ 100%. Các dự án có sản phẩm cao cấp và sang trọng thu hút rất mạnh khách nước ngoài. Do nhu cầu của người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tăng mạnh, trong khi các dự án đều giới hạn lượng khách ngoại mua nhà nên đã xuất hiện tình trạng người nước ngoài đầu tư mua nhà để cho thuê hoặc chuyển nhượng lại cho nhau. Từ thực tế này, Hội Môi giới kiến nghị, ở một số dự án đặc thù nên mở rộng room cho người nước ngoài.

Thị trường BĐS tại các tỉnh ven TP HCM và đồng bằng sông Cửu Long đều sôi nổi

Do lượng cung hạn chế và giá cao nên thị trường BĐS tại các tỉnh xung quanh TP HCM tăng rất mạnh như Bình Dương, Biên Hòa, Đồng Nai, Long An… Trong đó, tại tỉnh Đồng Nai, lượng cung trong quý là 2.812 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt 1.522 sản phẩm, mức hấp thụ đạt 54%. Tại Long An ghi nhận 1.633 sản phẩm được chào bán trên thị trường trong quý, lượng giao dịch đạt 1.398 sản phẩm, nâng tỷ lệ hấp thụ lên đến 85%.

Tại thị trường BĐS Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ quý II đã có sự sôi động tăng lên rõ rệt, thị trường BĐS tại An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, đặc biệt là tại Cần Thơ mua bán giao dịch BĐS rất sôi động. Quý III vẫn tiếp đà hoạt động của quý trước, ở Cần Thơ, không chỉ hoạt động mua bán đất trong dân rất sôi nổi, mà các dự án phát triển nhà ở đây cũng có mức độ giao dịch rất tốt, gần như các dự án mới chào hàng đều có tỷ lệ hấp thụ đạt trên 80%, giá đất tại các dự án bình quân đạt từ 15 – 20 triệu đồng/m2, tăng từ 5 - 10% so với quý II.

Hội Môi giới nhận xét, các giao dịch phần lớn là nhu cầu thực của người dân địa phương, tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư rất thấp.

Xem thêm

N. Lê

Thủ tướng: Xử lý dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025
Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết một cách công khai, minh bạch các khó khăn, vướng mắc của các dự án năng lượng tái tạo theo giải pháp Chính phủ đã đưa ra; cố gắng dứt điểm trước ngày 31/1/2025.