|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thị giá hơn 275.000 đồng/cp, ban lãnh đạo của Sữa Quốc tế sắp được mua ESOP với giá 10.000 đồng/cp

21:45 | 22/11/2023
Chia sẻ
Mức giá ESOP mà Sữa Quốc tế dự kiến phát hành đang thấp hơn khoảng 96% so với thị giá của cổ phiếu IDP chốt phiên 22/11.

Sữa chua Ba Vì là một trong những thương hiệu của Sữa Quốc tế. (Ảnh minh họa: MH).

Hội đồng quản trị (HĐQT) Sữa Quốc tế (Mã: IDP) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành gần 1,18 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 1,9% cổ phiếu đang lưu hành cho lãnh đạo và người lao động với giá 10.000 đồng/cp.

Chốt phiên 22/11, cổ phiếu IDP dừng ở 257.500 đồng/cp. Dù vậy, khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu này chỉ đạt mức bình quân khoảng 120 cổ phiếu trong 10 phiên gần nhất.  

Diễn biến giá cổ phiếu IDP từ khi giao dịch trên UPCoM đến nay. (Nguồn: TradingView). 

Với lượng cổ phiêu ESOP phát hành thêm, IDP sẽ nâng tổng số cổ phiếu lên hơn 62,5 triệu đơn vị, tương ứng vốn điều lệ hơn 625 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian thực hiện trong quý I/2024, sau khi nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành.

Hiện tại, HĐQT của IDP có 6 người, 4 nhân sự trong ban điều hành, 3 thành viên ban kiểm soát và 1 kế toán trưởng. Tại ngày 30/9, dàn lãnh đạo của IDP có ông Đặng Phạm Minh Loan, Thành viên HĐQT nắm giữ hơn 2,9 triệu cổ phiếu IDP, tương đương 5% vốn điều lệ. Còn ông Đinh Quang Hoàn, Ủy viên HĐQT đã mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu để sở hữu 2,44% vốn của công ty vào cuối tháng 9.

Bên cạnh đó, theo báo cáo quản trị tại ngày 30/6, ông Chu Hải, Phó Tổng Giám đốc sở hữu 5.000 cổ phiếu, bằng 0,01% vốn của IDP. Ngoài ra, ông Phan Văn Thắng, Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng nắm 0,27% vốn điều lệ của IDP, tương đương gần 158.000 cổ phiếu.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.