|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thêm một công ty bảo hiểm báo lãi tăng 40%, lọt Top 5 thị phần phi nhân thọ

08:17 | 17/07/2024
Chia sẻ
Sau 6 tháng đầu năm, Bảo hiểm BIDV ghi nhận lợi nhuận hợp nhất gần 370 tỷ, tăng trưởng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 60% kế hoạch năm.

 

Thông tin tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, ban lãnh đạo Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC - Mã: BIC) cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm nửa đầu năm 2024 của BIC đạt gần 2.700 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 15% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện gần 50% kế hoạch năm. 

 

Xét về các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, năm 2023, BIC đứng thứ 6 về doanh thu phí bảo hiểm, xếp sau PVI, Bảo Việt, Bảo Minh, PTI và Quân đội (MIC). 

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt gần 2.600 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 15% so với cùng kỳ 2023, cao hơn mức tăng trưởng chung toàn thị trường là 11,2%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Kết quả kinh doanh này đã đưa BIC vươn lên vị trí thứ 5 về thị phần trong nửa đầu năm 2024.

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 370 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 60% kế hoạch năm. 

Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt gần 360 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 40%, thực hiện 60% kế hoạch năm. Ngoài ra, BIC tiếp tục có lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 

Năm 2024, BIC đặt mục tiêu lợi nhuận 600 tỷ đồng. 

6 tháng đầu năm 2024, BIC cho biết ghi nhận những kết quả tích cực từ kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Công ty thông tin thêm rằng trong nửa đầu năm 2024, kênh bancassurance đã chi trả bảo hiểm cho hơn 1.000 khách hàng. 

Bên cạnh những kết quả kinh doanh tốt, 6 tháng đầu năm 2024, BIC đã được Vietnam Report xếp hạng 5 trong Top 10 Công ty bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam. 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Hoàng yêu cầu BIC cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp đối với kênh bancassurance để thích ứng với những quy định mới của Luật các TCTD 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7.

Đồng thời, ông Hoàng cho rằng công ty cần tập trung nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; tăng cường đào tạo đại lý, đối tác; đẩy nhanh triển khai của các dự án CNTT; chuẩn bị thành lập các đơn vị thành viên mới trong 6 tháng cuối năm 2024…

Minh Quang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.