|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tháo gỡ rào cản, 'rộng đường' cho doanh nghiệp xuất khẩu

08:12 | 26/11/2016
Chia sẻ
Hiện nay, còn nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, các Bộ, ngành cần phối hợp nhằm tháo gỡ những rào cản giúp cho doanh nghiệp.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và hợp chuẩn đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Một số vụ hàng hóa nông sản, trái cây … của Việt Nam bị một số thị trường trả lại, trong đó có nguyên nhân do quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, bảo quản hay do tác động từ môi trường đang gây ảnh hưởng đến kết quả chung của hoạt động xuất khẩu.

thao go rao can rong duong cho doanh nghiep xuat khau
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Trong khi đó, đa số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành nông sản, thực phẩm chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế quy mô, vốn và công nghệ. Số lượng doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm hiểu và có khả năng chuẩn bị cho hội nhập kinh tế chiếm tỷ lệ ít so với tổng doanh số doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu phù hợp tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, cũng như các tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại còn hạn chế.

Phát biểu tại diễn đàn chính sách thương mại “Quy định về chất lượng & an toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, tại diễn đàn đã đề cập đến rất nhiều giải pháp nhằm giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, có những vấn đề các Bộ, ngành phải trao đổi rõ hơn để không bị lầm lẫn và để tạo thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu.

"Về quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp xuất khẩu làm sao để đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của nước nhập Khẩu. Tất cả các yêu cầu của nước xuất khẩu phải đáp ứng được", ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.

Ông Linh cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp phải vấn đề, hàng xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu. Một số doanh nghiệp nói rằng, nội quy của chúng ta còn chặt hơn cả ở nước ngoài. Theo ông Linh, đó chính là rào cản cho doanh nghiệp.

Ông Đặng Công Hiến – Viện nghiên cứu Thương mại nhận định: “Hiện nay, đã có một số văn bản quy định chính sách về an toàn thực phẩm như Luật an toàn thực phẩm, Luật Thương mại, Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng hàng hóa; các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Quyết định Bộ trưởng... Hạn chế lớn nhất trong chính sách an toàn thực phẩm vẫn chưa theo kịp thực tiễn. Quy định trong chính sách an toàn thực phẩm có tính ổn định thấp, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Thiếu quy định chi tiết, cụ thể hoặc chưa phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nên khó khăn khi thực thi chính sách".

Hiệu quả của công tác kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa caống thống bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa tối ưu, cùng với đó, năng lực cán bộ còn hạn chế; công tác tập huấn, đào tạo phổ biến, tuyên truyền chính sách về an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân của vấn đề chính sách an toàn thực phẩm chưa đạt được hiệu quả cao nhất, theo ông Hiến, nguyên nhân chủ yếu là do việc rà soát còn hạn chế nên tính thống nhất trong một số quy định pháp luật chưa đảm bảo; hoạt động bàn hành các văn bản dưới luật chưa kịp thời gây khó khăn trong việc thực thi.

Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác ban hành chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, cảnh báo, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm … chưa được trú trọng đúng mức và công tác phân tích đánh giá chính sách chưa được trú trọng.

Đức Mậu